Nâng cao nhận thức bảo vệ đa dạng sinh học rừng Bình Phước

Chủ nhật - 08/11/2015 21:16 1.933 0
Rừng Bình Phước là một trong những “mái nhà xanh”, “lá phổi xanh” của miền Đông Nam bộ, có tác dụng phòng hộ đầu nguồn cho các công trình thủy điện, thủy lợi và bảo vệ môi trường sinh thái.
Tổng diện tích quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh giai đoạn 2011-2020 với tổng diện tích đất lâm nghiệp hiện nay là: 178.976 ha, trong đó: Đất có rừng: 163.546 ha (gồm rừng tự nhiên: 62.677 ha; rừng trồng: 100.869 ha, bao gồm: rừng trồng cây nguyên liệu gỗ: 6.255 ha; rừng trồng cây đa mục đích: 94.614 ha); Đất sản xuất nông nghiệp (cây hàng năm, cây lâu năm): 8.815 ha; Đất chưa có rừng: 3.904 ha và Đất khác: 2.710 ha. Phân theo mục đích sử dụng rừng: Rừng đặc dụng: 31.282,0 ha gồm Vườn Quốc gia Bù Gia Mập: 25.926,0 ha; Vườn Quốc gia Cát Tiên (địa phận tỉnh Bình Phước): 4.300,0 ha; Khu Di tích văn hóa lịch sử núi Bà Rá: 1.056,0 ha; Rừng phòng hộ: 45.537,5 ha, gồm phòng hộ đầu nguồn: 36.712,2 ha; phòng hộ biên giới: 8.825,3 ha và Rừng sản xuất: 102.156,5 ha. Trong tổng diện tích còn rừng tự nhiên (62.677ha) nằm rải rác trên 25 xã, phường trên địa bàn tỉnh với 151 tiểu khu tại 14 đơn vị chủ rừng quản lý. Tác động tiêu cực của con người đã dẫn đến sự suy thoái đa dạng sinh học, gây biến đổi khí hậu tại khu vực. Đặc biệt nổi lên tình trạng săn bắt và buôn bán động vật hoang dã làm suy thoái tài nguyên vốn có; khai thác gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ làm suy thoái chất lượng sinh cảnh của các loài động vật rừng, giảm nguồn thức ăn của nhiều động vật ăn quả vá lá cây, đe dọa đến đời sống của các loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh; tình trạng xâm canh lấn chiếm đất rừng để canh tác, trồng cây công nông nghiệp làm mất đi diện tích rừng, mất đi cơ hội phục hồi rừng, thu hẹp vùng hoạt động, nguồn thức ăn, nơi cư trú của nhiều loài động vật rừng, làm mất chức năng nuôi dưỡng đa dạng sinh học của rừng Bình Phước… bản thân người dân, chính quyền các cấp huyện, xã chỉ hiểu đơn giản “Biến đổi khí hậu là thiên tai”, họ chưa nắm bắt được thực trạng nhận thức của cộng đồng và nhu cầu thông tin thật sự của họ, chưa xác định cách để phổ biến có hệ thống về các giải pháp giúp cộng đồng hiểu rõ lợi ích của việc bảo tồn đa dang sinh học ứng phó với biến đổi khí hậu, trừ một số kinh nghiệm phòng chống thiên tai truyền thống… Việc giảm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới đa dang sinh học và cuộc sống của người dân các xã có rừng trên địa bàn tỉnh phụ thuộc nhiều vào sự hiểu biết, nhận thức và hành động của mỗi người để có những hành vi ứng xử thân thiện với môi trường. Nếu như cộng đồng có được những kỹ năng cơ bản xử lý các vấn đề liên quan đến đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu trong cuộc sống hang ngày thì gánh nặng trách nhiệm ứng phó với biến đổi khí hậu không còn là của riêng những nhà quản lý nữa mà được san sẻ trong cả cộng đồng. Kết quả khảo sát, phỏng vấn đánh giá sự quan tâm của cộng đồng khu vực vùng giáp ranh Vườn quốc gia Bù Gia Mập do Viện nghiên cứu chính sách Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Chi cục Lâm nghiệp thực hiện cho thấy: Mức độ quan tâm của các nhóm đối tượng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu rất cao; nhận thức của người dân về suy giảm đa dạng sinh học khá cao… kết quả điều tra cũng cho thấy vấn đề thiếu thông tin cần thiết trong việc tham gia bảo tồn đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu ở địa phương khảo sát các đối tượng đánh giá là khó khăn hàng đầu trong tiếp cận các vấn đề liên quan đồng thời là mối lo ngại, khó khăn trong truyền tải thông tin đến các đối tượng. Do đó, để bảo tồn đa dạng sinh học ứng phó với biến đổi khí hậu tại địa phương Bình Phước cần sớm tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học các giống loài (động, thực vật) cho người dân. Các nỗ lực của bảo tồn không thể đạt hiệu quả nếu không có sự hợp tác của nhân dân. Có thể nói, việc nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về giá trị đa dạng sinh học và vai trò của rừng là vấn đề cấp bách hiện nay thông qua một số các hoạt động: tuyên truyền, yêu cầu các hộ gia đình cam kết bảo vệ rừng, không săn bắt, tiêu thụ động vật hoang dã; tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên đồng thời có các biện pháp thường xuyên kiểm soát, nhắc nhở và xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm, xây dựng các hệ thống biển báo về bảo vệ rừng, động vật hoang dã tại các xã có rừng… sự tham gia tích cực của cộng đồng là một trong những nhân tố quan trọng nhất bỏ đảm quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Khi có giải pháp thích hợp thì cộng đồng chính là lực lượng động viên, hỗ trợ, giám sát và thậm chí ngăn chặn các thành viên khác khi vi phạm chính sách về quản lý tài nguyên. Ngược lại, vai trò của cộng đồng có thể bị mờ nhạt trong hoạt động quản lý tài nguyên, họ có thể trở thành người bao che, bênh vực những hành vi phá hoại tài nguyên thiên nhiên. Thu hút sự tham gia của người dân địa phương vào công tác quản lý, bảo vệ rừng cần giải quyết tốt một số việc: Hoàn thiện các quy ước, hương ước về quản lý bảo vệ rừng (trước đây Dự án Bảo vệ rừng và PTNT đã thực hiện tại các khu vực vùng đệm giáp ranh Vườn quốc gia Cát Tiên). Các quy ước này phải do tập thể cộng đồng thảo luận, cùng quyết định, cùng theo dõi, giám sát thực hiện. Củng cố và duy trì hoạt động của các Nông lâm trường, Ban quản lý rừng, xây dựng và phát triển Quỹ bảo vệ phát triển rừng để hỗ trợ cho công tác bảo vệ phát triển rừng tại địa phương. Nâng cao vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của chính quyền địa phương từ cấp thôn ấp đến cấp xã trong công tác bảo vệ rừng. Tạo mọi điều kiện để các tổ chức xã hội tham gia tích cực vào công tác quản lý rừng và bảo tồn đa dạng sinh học tại đia phương./.
Tác giả bài viết: Nguyễn Minh Chiến- QCCT Chi cục Lâm nghiệp
Nguồn tin: nguoichannuoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây