Những thành tựu về công tác trồng trọt và bảo vệ thực vật từ ngày thành lập tỉnh năm 1997 đến nay

Thứ tư - 11/11/2015 00:14 2.420 0
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bình Phước thời kỳ 2006-2020 sẽ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá. Phát triển sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển nông nghiệp bền vững. Đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, trong đó: Ngành trồng trọt phát triển theo hướng thâm canh, chuyên canh để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, hình thành các vùng sản xuất, tập trung những cây trồng có giá trị sản phẩm hàng hoá và xuất khẩu cao như: cao su, điều, tiêu …
Để các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của thị trường trong nước, quốc tế và đặc biệt là đảm bảo yêu cầu “ An toàn, vệ sinh nông sản thực phẩm” thì yêu cầu về quản lý nhà nước về trồng trọt và bảo vệ thực vật ngày càng đòi hỏi cao hơn, sát với điều kiện thực tế của tỉnh. Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật là khâu quan trọng trong việctăng năng suất cây trồng và nâng cao chất lượng nông sản. Trong đó, việc ứng dụng KHKT, sử dụng các biện pháp BVTV để quản lý dịch hại là hết sức cần thiết.Những năm gần đây, giá trị sản xuất của các loại cây trồng chủ lực của tỉnh (như: cao su, điều, tiêu) liên tục tăng. Năm 2014 giá trị sản xuất trồng trọt chiếm 88,74% giá trị sản xuất của ngành. Nhóm cây trồng chủ lực đã hình thành các vùng chuyên canh lớn, tạo ra lượng nông sản hàng hóa chất lượng và giá trị kinh tế cao. Cụ thể, trong 14 năm trở lại đây, diện tích trồng trọt đạt 446.731 ha (tăng 196.261 ha so với diện tích năm 2000). Trong đó, cơ cấu diện tích cây lâu năm chiếm tỉ trọng cao với 90,01% và giá trị sản phẩm thu được trên 01 ha ngày càng tăng từ lên 5,1 triệu đồng năm 2000 lên32,3 triệu đồng năm 2010 và đến năm 2014 là 44,3 triệu đồng Tuy nhiên các yếu tố đầu vào cho sản xuất cao (như: lao động, vốn, vật tư nông nghiệp, đất đai, khí hậu…), trong khinăng suất, chất lượng nông sản còn thấp so với tiềm năng, điều kiện của tỉnh. Thị trường tiêu thụ không ổn định, quá trình sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, khí hậu dẫn đến khả năng bền vững trong sản xuất chưa cao và thiếu ổn định. Nhận thấy tầm quan trọng trong lĩnh vực trồng trọt và BVTV của ngành Nông nghiệp, từ khi thành lập tỉnh đến nay, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp& PTNT, Chi cục Trồng trọt - BVTV mà công tác trồng trọt, BVTV của tỉnh cơ bản được kiểm soát và đi vào hệ thống, cụ thể: Vào năm 2007 dịch rầy nâu, vàng lùn lùn xoắn lá trên cây lúa gây hại trên 14.000/15.900ha lúa của tỉnh.Năm 2009 dịch bệnh vàng rụng lá Corynespora.spp gây hại trên cây cao su, làm giảm năng suất mủ hơn 50%, diện tích bị hại hơn 16.000ha. Đầu năm 2014 rệp nhớt (Aphis spp) gây hại cục bộ trên cây điều tại xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng với mật số rất cao gây hại hơn 350ha điều đang cho trái.Trong quý I/2015, bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu lại bùng phát tại các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Trước tình hình trên Chi cục đã tham mưu thành lập các Ban chỉ đạo chống dịch, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai và khống chế dịch bệnhkhông để dịch hại phát triển và lây lan diện rộng. Nhằmkhống chế sinh vật gây hại đối với cây trồng trong thời gian tới Chi cục Trồng trọt - BVTV tiếp tục thực hiện công tác dự tính, dự báo tình hình dịch hại, chỉ đạo trạm, nhân viên BVTV ở các địa phương tăng cường bám sát địa bàn, điều tra dịch hại, để có biện pháp xử lý kịp thời không để dịch hại bùng phát và gây hại trên cây trồng. Để sản xuất nông nghiệp bền vững cần hướng đến nâng cao chất lượng, giá trị và an toàn vệ sinh thực phẩm, từ khâu đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở điều chỉnh cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, tập trung hoàn thiện quy trình công nghệ cho từng loại cây trồng, ưu tiên cho nhóm cây chủ lực, từ đó xây dựng các giải pháp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng, tạo ra các chuỗi liên kếtsản phẩm, thị trường ổn định, đảm bảo tính bền vững trong sản xuất. Đây là nhiệm vụ được xem là cơ bản nhất đối với thực trạng cây trồng của tỉnh, tạo nền tảng phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, nhằm tăng thu nhập cho nông dân nông thôn, ổn định kinh tế - xã hội, đảm bảo môi trường và góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế chung của tỉnh nhà./.
Nguồn tin: Bộ phận Phát triển nông thôn-Văn phòng Sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây