Tổ hợp tác, hình thức làm việc nhóm hiệu quả
Đỗ Minh Phương - CCPTNT
2013-08-18T22:38:24-04:00
2013-08-18T22:38:24-04:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-dia-phuong/To-hop-tac-hinh-thuc-lam-viec-nhom-hieu-qua-242.html
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2013_08/photo1127.jpg
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Toàn tỉnh tính đến ngày 31/12/2012, hiện có 1.287 tổ với 10.286 thành viên. Quy mô một tổ hợp tác từ 7-9 thành viên. Các tổ hợp tác đã thu hút được sự chú ý của nhiều hộ nông dân, vì thấy có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu phát triển đa dạng ngành nghề trong nông nghiệp, nông thôn, phù hợp với từng cây trồng vật nuôi, với từng ngành nghề và sản phẩm phù hợp nhất cho người nông dân ở khu vực nông thôn.
Tổ hợp tác là tập hợp những người cùng sở thích (A cooperative group) trong nông nghiệp, nông thôn. Họ sống chung với nhau tại một địa phương nhất định, có kiến thức, có tâm huyết và tình nguyện tham gia thực hiện vì mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, sẵn sàng làm nòng cốt thúc đẩy các hoạt động đó vì mục tiêu cùng sự tiến bộ, nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả trong chăn nuôi hoặc hợp tác với nhau lồng ghép các hoạt động sản xuất nông nghiệp với các dịch vụ trong nông thôn để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nhân dân.Tổ hợp tác hoạt động trên cơ sở đảm bảo bằng tính tự nguyện, tự quyết định sự tồn tại và phát triển của mình thông qua hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, không trông chờ ỷ lại.Các tổ viên được trao đổi kiến thức khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất, thu hoạch và thu nhập kinh tế được nâng lên. Từ đó tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông.Tổ hợp tác và các nhóm liên kết kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn là những hình thức phổ biến trong thành phần kinh tế tập thể. Nó phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh, phù hợp với đường lối của Đảng về phát triển kinh tế nhiều thành phần với sự sở hữu khác nhau.Do tính chất tự nguyện, tự chủ, tự quản, tổ hợp tác không phụ thuộc quá nhiều vào các qui định như luật HTX, điều lệ HTX, không cần các quyết định về tư cách pháp nhân, nên hoạt động của các tổ hợp tác cũng rất linh hoạt và mềm dẻo theo quy ước của những người tham gia mà không trái với luật pháp nên hiệu quả rất cao. Khi có yêu cầu cần liên kết sản xuất, thì họ hợp tác với nhau, khi yêu cầu của các thành viên không còn tiếng nói chung, họ có thể tự giải tán mà không cần các quyết định của cấp trên. Tổ hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn hiện nay được thành lập dựa trên các nhu cầu, mục đích sau: 1. Theo nhu cầu, mục đích hợp tác của các thành viên bao gồm: - Tổ hợp tác tưới tiêu. - Tổ hợp tác tiêu thụ sản phẩm. - Tổ hợp tác vay vốn. - Tổ hợp tác chuyển giao khoa học kỹ thuật và chia sẻ kinh nghiệm. - Tổ hợp tác lao động. 2. Theo hợp tác về vốn gồm: - Tổ hợp tác của các thành viên tham gia góp vốn. - Tổ hợp tác các thành viên không tham gia góp vốn. 3. Theo lĩnh vực: - Tổ hợp tác trong lĩnh vực trồng trọt. - Tổ hợp tác trong lĩnh vực chăn nuôi. - Tổ hợp tác trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn. - Tổ hợp tác quản lý và bảo vệ rừng... /uploads/news/2013_08/ngbo.zip Tải 1 số thông tin về tổ hợp tác
Tác giả bài viết: Đỗ Minh Phương - CCPTNT
Nguồn tin: Bộ phận PTNT-Văn phòng Sở