Từ mô hình sản xuất-Chăn nuôi hiệu quả ở ấp Đồng Bia

Thứ sáu - 28/06/2013 19:20 2.294 0
“Theo anh Nguyễn Văn Út – phó ấp Đồng Bia, xã Tân Lợi, Đồng Phú, (Bình Phước), thì những năm trở lại đây, phong trào sản xuất- chăn nuôi trên địa bàn đang có nhiều chiều hướng phát triển kết quả. Ảnh hưởng không nhỏ trong việc từng bước nâng cao đời sống của dân. Chủ động uy tín trong đầu ra, tạo đà phát triển ổn định kinh tế, làm giàu địa phương. Là yếu tố then chốt trước mắt và lâu dài của bà con nông dân”.
Mô hình vườn mận xen đu đủ của nông dân Hà Thanh Châu Lúc anh Nguyễn Văn Út dẫn chúng tôi đến xem vườn mận xen đu đủ của nông dân Hà Thanh Châu (1978), tại ấp Đồng Bia, xã Tân Lợi. Anh cùng với một thanh niên và hai cô gái trẻ đang thu hoạch mận. Từ quê hương Bến Tre, anh theo gia đình lên Bình Phước lập nghiệp, làm kinh tế. Nhà nghèo không đủ tiền để mua đất nhiều, anh chia lại của một người dân gần đó được 0,9ha đất. Bắt đầu từ năm 2007, với diện tích này không thể trồng cây điều được, anh quyết định lấy mô hình trồng mận An Phước xen đu đủ đặc sản trái dài ruột vàng. Đó là điều kiện thích hợp nhất, thời kỳ ươm giống cho đến khi thu nhập của đu đủ chỉ trong vòng 9 tháng. Còn mận, từ lúc trồng đến khi cho thu nhập thời gian 2 năm. Theo tính toán của anh Châu, trồng mận xen canh đu đủ kể cũng hợp lý. Vì ở đây chưa có ai trồng, vả lại trồng cây điều thì không được bao nhiêu cây, trồng cao su thì lâu cho thu nhập. Nên anh Châu mạnh dạn chọn mô hình này trước mắt và lâu dài. Với hệ thống giàn tưới phun cao áp, tạo màn sương mõng thường xuyên cho đất. Vừa giảm bớt lượng nước tưới, vừa có độ ẩm tự nhiên. Nên vườn mận xen đu đủ của anh Châu luôn xanh tốt (ảnh), đạt năng suất cao hàng năm. Biết áp dụng KHKT trong canh tác cây trồng và uy tín đầu ra trên thị trường tiêu dùng. Với ý thức luôn hướng tới sức khỏe cộng đồng, chất lượng sản phẩm vệ sinh an toàn. Anh Châu xịt thuốc dưỡng lúc mận đang ra bông, còn khi mận đã hình thành trái thì anh ngưng xịt. Chính vì vậy nên sản phẩm của anh không đủ cung cấp thị trường trong và ngoài tỉnh. Anh Châu vui vẻ hốt trong giỏ ra một thau nhỏ mời chúng tôi ăn. Mận An Phước trái nhỏ hơn mận thường, có màu nâu nhạt. Ruột mận bên trong đặc, hạt nhỏ, thanh ngọt chứ không xốp, nhiều nước, nhạt, như ta thường hay ăn và thấy ở ngoài chợ, mận trái to màu nâu sẩm và màu xanh lơ. Để tìm hiểu đầu ra và mức thu nhập của mô hình xen canh này, anh Hà Thanh Châu cho biết, năm 2012 thu nhập trên 60 triệu đồng từ mận, chưa tính thu nhập từ đu đủ trái dài ruột vàng. Vào thời điểm cao nhất mận có giá từ 11-12 ngàn đồng/kg. Thương lái các nơi vào cân tại chổ, kết hợp gia đình chở đi bán các chợ TX. Đồng Xoài, chợ Tân Tiến và các vùng lân cận…Anh Nguyễn Văn Út, phó ấp Đồng Bia cho chúng tôi biết thêm: “Anh Hà Thanh Châu đang phát triển thêm vườn đu đủ thái da bông xen canh mít với diện tích trên 2ha. Hiện nay hệ thống tưới phun cơ bản đã được lắp ghép hoàn thành. Mở ra một tương lai, diện mạo mới trên ấp Đồng Bia và nông dân Hà Thanh Châu là một điển hình vượt khó, vươn lên phát triển kinh tế từ hai bàn tay trắng. Mô hình kinh doanh chăn nuôi nhân giống nhím và heo rừng của cơ sở Tuấn Hằng Rời mô hình vườn mận xen đu đủ của nông dân Hà Thanh Châu. Anh Nguyễn Văn Út – Phó ấp Đồng Bia lại dẫn chúng tôi đến tham quan trang trại chăn nuôi, kinh doanh, nhân giống nhím và heo rừng của cơ sở Tuấn Hằng. Nằm cạnh con đường đất đỏ đến ấp Thạch Màng (gần cuối ấp Đồng Bia). Ông Lê Diên Liền, đại diện trang trại kinh doanh, chăn nuôi nhân giống nhím và heo rừng – cơ sở Tuấn Hằng cho biết, với mô hình này tồn tại trên 5 năm nay. Trong thời điểm này thịt nhím quá đắt, bán không chạy nên làm chuồng trại để nuôi lại. Nhằm nhân giống hoặc làm thịt bán ra cho các nhà hàng, siêu thị trên địa bàn TX. Đồng Xoài và các vùng lân cận. Người đại diện trang trại đưa ra cho chúng tôi xem giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Phòng kinh doanh - Sở Tài chính tỉnh Bình Phước. Với hệ thống chuồng trại được xây dựng từng ô ngăn cách, kích thước giống nhau, sạch, thoáng, cạnh hàng chục ha cao su xanh tốt, xa khu dân cư (ảnh). Với mô hình khép kín xử lý an toàn môi trường vệ sinh. Được quản lý chặt chẽ từ khâu xây hầm tự hủy, chứa lại các chất thải, sau đó móc lên ủ hoai để bón cho các loại cây công nghiệp. Số lượng nhím hiện nay đã qua lựa chọn được 220 con và 15 con heo rừng để nhân giống. Theo ông Lê Diên Liền, để đàn nhím và heo rừng phát triển ngày một nhiều thêm. Cần phải nắm vững KHKT thực tế trong từng mô hình. Nhím sinh sản nhốt chung mỗi chuồng một cặp và được chăm sóc kỹ. Thức ăn gồm: rau, củ cải, khoai, bí, kèm xương và bắp nấu, tạo can xi cho nhím và heo rừng ăn chung. Đề phòng chúng chống trả và không để chúng hoảng loạn. Khi bắt nhím phải có dụng cụ, cần tránh xa dùng vợt bắt như vợt cá. Ông Lê Diên Liền cho biết thêm, giá của nhím thịt hiện nay từ 250-300 ngàn đồng/kg. Mỗi năm cơ sở kinh doanh Tuấn Hằng thu vào hàng trăm triệu đồng từ mô hình chăn nuôi, cung cấp thịt nhím, heo rừng. Để bảo vệ được uy tín đầu ra, cung cấp thịt sạch, không cho ăn các loại phụ gia kích thích khác, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Cơ sở Tuấn Hằng đã và đang thực hiện tốt các quy định cho phép của địa phương. Trong kinh doanh chăn nuôi và tham gia bảo vệ môi trường. Hiện nay cơ sở Tuấn Hằng xây dựng thêm 5 dãy chuồng dự kiến mở rộng trang trại. Đây được xem là mô hình phát triển kinh tế cần nhân rộng cho bà con nông dân. /uploads/news/2013_06/new-picture-1_5.png Ông Lê Diên Liền đang kiểm tra trại nhân giống nhím của mình
Tác giả bài viết: Duy Hiến

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây