Đắk Nông: Hiệu quả từ mô hình đa canh
Quang
2018-07-18T05:27:15-04:00
2018-07-18T05:27:15-04:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-trong-nuoc/Dak-Nong-Hieu-qua-tu-mo-hinh-da-canh-1691.html
/themes/egov/images/no_image.gif
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Trồng cây ăn quả đang là hướng đi mới của nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã Nam Dong, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. Từ đó xuất hiện những mô hình trồng xen canh nhiều loại cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần tích cực trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở địa phương.
Đến thăm vườn cây ăn quả của ông Mai Đình Lạc ở thôn 12, xã Nam Dong là người tiên phong và thành công trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở địa phương. Ông Lạc đã nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng để đầu tư trồng những loại cây ăn quả có giá trị cao và có thị trường tiêu thụ ổn định như quýt đường, bơ, xoài... Ông Lạc chia sẻ, để có được thành quả như ngày hôm nay, ông đã phải đánh đổi bằng mồ hôi, công sức và sự kiên trì. Những ngày đầu, ông tìm đến các mô hình trồng cây ăn trái thành công để học hỏi, đúc rút kinh nghiệm về áp dụng trên diện tích đất rẫy của gia đình. Không những vậy, bản thân ông nhận thấy ưu điểm của việc trồng nhiều loại cây trên cùng một diện tích, ông Lạc đã chọn những loại cây ăn trái dễ chăm sóc, có nhu cầu dinh dưỡng tương tự nhau để trồng xen. Nhờ cần cù, chịu khó chăm sóc, đến nay, gia đình ông đã có một vườn cây ăn trái rộng hơn 4 ha với nhiều loại cây như: bơ sáp, xoài, chôm chôm, mít, quýt đường,… Tất cả đều đang sinh trưởng và phát triển tốt, với vườn cây ăn trái này, gia đình ông thu về vài trăm triệu đồng mỗi năm. Theo ông Lạc trồng xen canh được xem là cách làm nông nghiệp thuận tự nhiên, vì vừa bồi bổ chất đất, vừa hạn chế sâu bệnh phá hoại mặc dù nông dân phải chấp nhận bỏ vốn đầu tư nhiều hơn. Nhưng bù lại, hiệu quả mang lại không hề nhỏ khi biết chọn các loại cây hỗ trợ nhau cùng phát triển. Đặc biệt, việc đa canh sẽ hạn chế tránh tình trạng mất trắng khi một trong các loại nông sản mất mùa hay rớt giá. ít mang lại rủi ro trong nông nghiệp. Trong vườn nhà ông, mỗi cây có một đặc tính riêng nên rất ít lây bênh cho nhau, khi thu hoạch không cùng thời vụ nên dễ thuê nhân công thu hái. Vì vậy vườn của gia đình ông, cứ mùa nào thức ấy, tư thương đến tận vườn thu mua không phải lo đầu ra cho sản phẩm. Mỗi năm trung bình gia đình ông thu về khoảng 800 triệu đồng, trong đó có 3 loại quả chính là 20 tấn bơ sáp, 20 tấn quýt đường, 15 tấn xoài Đài Loan, với giá bán 3 loại quả trên đều nằm ở mức trung bình 15.000 đồng/kg. Ngoài ra ông còn thu nhập thêm từ các cây trồng xen như mít, chôm chôm, sau khi trừ chi phí gia đình ông còn thu mỗi năm trên 500 triệu đồng. Nhờ biết trồng xen canh các loại cây ăn quả trên cùng một diện tích đất nên kinh tế của gia đình ông Lạc ngày một phát triển. Ngoài ra, ông còn thường xuyên trao đổi chia sẻ kinh nghiệm giúp đỡ bà con làng xóm để họ cùng vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Với những kết quả đó, ông Lạc xứng đáng là một tấm gương điển hình cho mọi người học tập và làm theo Từ những mô hình trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả cao như của gia đình ông Mai Đình Lạc, Trạm Khuyến nông huyện Cư Jút đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là chuyển đổi sang trồng cây ăn quả tại những vùng đất thích hợp. Bởi lẽ bên cạnh thị trường tiêu thụ dồi dào thì cây ăn quả còn đem lại hiệu quả kinh tế, thu nhập khá cao và ổn định cho người nông dân, nhất là trong thời điểm hiện nay, cây ăn quả cho thu nhập cao hơn so với trồng hồ tiêu. Để tránh những thiệt hại trong sản xuất, Trạm Khuyến nông huyện Cư Jút thường xuyên phối hợp với các ban, ngành chức năng tổ chức các hội thảo, lớp tập huấn hướng dẫn nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tuân thủ quy trình chăm sóc để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Với nguồn thu nhập bình quân vài trăm triệu đồng mỗi năm từ mô hình đa cây mang lại, có thể khẳng định đây là mô hình rất hiệu quả. Việc nhân rộng mô hình này trên địa bàn xã và các vùng lân cận sẽ mở ra một hướng đi mới cho bà con nông dân trong chuyển đối cơ cấu cây trồng, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân, từ đó thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương phát triển./.
Nguồn tin: Đoàn Thanh niên Sở: