Hội nghị Tổng kết Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2021 và nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2021-2025.

Thứ ba - 04/10/2022 03:10 419 0
Ngày 03/10/2022, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị Tổng kết Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2021 và nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2021-2025. Chủ trì tại điểm cầu Bình Phước là ông Huỳnh Anh Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các Sở, ngành.
Chương trình đã có trên 70% đề tài, dự án có kết quả được công bố trên các tạp chí chuyên ngành: 152 bài báo khoa học; trên 60% mô hình có triển khai liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Hầu hết các mô hình sản xuất đều tăng được hiệu quả từ 25% trở lên và góp phần tăng thu nhập cho nông dân trên 20% trong phạm vi dự án. Chương trình đã huy động được 585,76 tỷ đồng, trong đó, NSNN cấp 379 tỷ đồng, kinh phí đối ứng ngoài nhà nước là 236,54 tỷ đồng (chiếm 40,4%).
Chương trình cũng đã tạo ra nhiều sản phẩm khoa học thiết thực, nhiều mô hình chuyển giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp có tính lan tỏa cao. Trong lĩnh vực trồng trọt, đã giúp tăng năng suất cây trồng 30 - 35% đối với rau màu, 10 - 15% đối với lúa, tăng thu nhập của người dân tham gia dự án trên 25%; nâng cao giá trị sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến 133 - 500 triệu đồng/ha/năm nhờ chuyển đổi cơ cấu nuôi trồng ở các mô hình liên kết sản xuất Trong chăn nuôi, một số giống cho năng suất và chất lượng tốt được đưa vào sử dụng. Các giống lợn lai có khả năng thích nghi tốt, cho năng suất, chất lượng cao. Một số giống bò thịt lai 1/2 hoặc 3/4 máu ngoại giúp tăng năng suất và hiệu quả. Ứng dụng rộng rãi các giống gà thả vườn gà đồi, nuôi vịt siêu trứng, vịt siêu thịt, ngan pháp…
Đối với tỉnh Bình Phước, đã thực hiện được 02 dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi do Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ với tổng kinh phí 16,5 tỷ đồng, trong đó, kinh phí từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ 7,69 tỷ đồng. Qua đó, giúp cho việc chuyển giao ứng dụng Khoa học và Công nghệ tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, các doanh nghiệp được làm chủ công nghệ. Ngoài ra, UBND tỉnh đề xuất đặt hàng và được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt 04 dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ Khoa học công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc; đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ như: Chỉ dẫn địa lý “Hạt điều Bình Phước”, Hồ tiêu Lộc Ninh”, Gà thả vườn Thanh Lương, “Nhãn tiêu da bò Thanh Lương”...
Giai đoạn 2021-2025, Chương trình sẽ bám sát vào các chủ trương, định hướng của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo hướng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh", góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
 
Hình ảnh tại điểm cầu Bình Phước
Tác giả bài viết: Lê Quốc Cường
Nguồn tin: Văn phòng điều phối NTM::

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây