mừng lễ 2-9

Bình Phước: Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và PTNT theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng Nông thôn mới

Thứ sáu - 13/11/2015 23:12 2.232 0
Chặng đường hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là tiền thân của Sở Canh nông, đã trải qua nhiều lần đổi tên và sát nhập từ các Sở (Ty) Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy lợi và Thủy sản.... Đặc biệt sau khi tái lập tỉnh Bình Phước (01/01/1997), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Phước được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT, sự hỗ trợ giúp đỡ của các cơ quan Trung ương, các ban, ngành, đoàn thể tỉnh Bình Phước, sự phối hợp chỉ đạo của các cấp ủy và chính quyền các địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Phước đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhiều thành tích quan trọng, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Trong thời kỳ những năm đầu sau khi tái lập, nền kinh tế có mức độ cạnh tranh cao, thị trường có nhiều biến động, thiên tai lũ lụt, dịch bệnh và hạn hán thường xuyên xảy ra, nhưng sản phẩm nông nghiệp của tỉnh luôn phát triển đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, đã có những bước tiến phát triển theo hướng đa canh và thâm canh, từ trồng cây lương thực là chủ yếu sang trồng cây thực phẩm, cây công nghiệp và phát triển đại gia súc; tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng kinh tế hàng hóa, cơ sở hạ tầng nông nghiệp ngày càng được đổi mới, nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi không ngừng được củng cố phục vụ sản phẩm, quy hoạch và quản lý đất đai theo hướng xây dựng vùng chuyên canh, cung cấp nguồn nguyên liệu cho các tỉnh lân cận; Giá trị sản lượng, năng suất các loại sản phẩm nông nghiệp, từng bước tăng trưởng. /uploads/news/2015_11/new-picture-88.png Trại heo nái quy mô 2.400 con, tại huyện Đồng Phú /uploads/news/2015_11/new-picture-30.png Mô hình trồng trọt đa canh 30 ha gồm quýt đường, sầu riêng, bơ, mít của Trang trại ông Dụng Quý Đông ở Tân Hưng, huyện Đồng Phú /uploads/news/2015_11/new-picture-29.png /uploads/news/2015_11/new-picture-89.png _SAM9534 Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt trao chứng nhận sản xuất, cung ứng tiêu bền vững tại Bình Phước thuộc dự án “Phát triển chuỗi cung ứng tiêu bền vững” Đẩy mạnh thực hiện Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và thực hiện phát triển kinh tế xã hội của UBND tỉnh trong giai đoạn 2011-2015, thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã tổ chức thực hiện và đạt được kết quả khá toàn diện, hầu hết các chỉ tiêu phát triển Ngành đều đạt và vượt chỉ tiêu của UBND tỉnh đề ra, giá trị sản xuất toàn Ngành tăng bình quân hàng năm là 6,6%; cơ cấu kinh tế trong nội ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chuyển dịch đúng hướng; Công tác quản lý giống cây trồng, vật nuôi ngày càng tốt hơn; lĩnh vực trồng trọt đã hình thành các vùng chuyên canh cây trồng chủ lực có lợi thế cạnh tranh cao của tỉnh như cao su, điều, tiêu…; chăn nuôi heo, gà phát triển mạnh, dịch bệnh được quản lý khá tốt; công tác quản lý bảo vệ rừng chuyển biến tích cực, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng ngày càng giảm theo thời gian; các công trình thủy lợi được đầu tư theo hướng phục vụ đa mục tiêu và phát huy tác dụng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tưới và tạo nguồn cấp nước cho công nghiệp và dân sinh; công tác khuyến nông và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân được chú trọng, có nhiều mô hình sản xuất hiệu quả được phổ biến cho người dân áp dụng… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất ngành Nông nghiệp vẫn còn những hạn chế, tồn tại như: Sản xuất nông nghiệp nhìn chung mới phát triển chiều rộng chưa đi vào chiều sâu, nâng suất bình quân còn thấp so với tiềm năng, các mô hình ứng dụng công nghệ cao chưa nhiều; các vùng chuyên canh về cây công nghiệp như cao su, điều, tiêu chưa hình thành được chuỗi giá trị sản phẩm và sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thô, đầu tư chế biến, bảo quản sau thu hoạch chưa được chú trọng; Chăn nuôi còn phụ thuộc nhiều vào các Công ty chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngoài (từ giống đến thức ăn chăn nuôi và tiêu thụ), chăn nuôi nông hộ chưa được hỗ trợ phát triển đúng mức; Công tác bảo vệ rừng chưa thật sự bền vững, tình trạng trộm cắp lâm sản, vận chuyển lâm sản trái phép vẫn còn xãy ra dẫn; Tình trạng sử dụng đất chưa hợp lý, nhiều diện tích đất trồng cây hàng năm được chuyển sang trồng cây lâu năm trong điều kiện thích nghi của đất không thích hợp (như việc trồng cao su trên đất trồng lúa…); Chương trình xây dựng Nông thôn mới tiến độ chậm, số tiêu chí nông thôn mới đạt chuẩn còn thấp, nhất là các tiêu chí cần nhiều nguồn lực… Trước tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu kéo dài đã tác động bất lợi đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và ngành Nông nghiệp nói riêng; đồng thời thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 6/12/2013 của Tỉnh ủy về Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013-2020. Nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại trong sản xuất nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng Kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020, Kế hoạch xác định: Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là một hợp phần của tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng của tỉnh đến năm 2020, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; gắn với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Với quan điểm là tăng cường sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế, xã hội từ tỉnh đến địa phương trong quá trình tái cơ cấu Ngành; đẩy mạnh phát triển đối tác công tư (PPP) và cơ chế đồng quản lý, phát huy vai trò của các tổ chức cộng đồng; Nông dân và doanh nghiệp trực tiếp đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn. Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng Nông thôn mới, với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Để thực hiện đạt được mục tiêu đề ra, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn định hướng tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng Nông thôn mới trong giai đoạn 2016 – 2020 và các năm tiếp theo trong từng lĩnh vực như sau: 1. Về quy hoạch: Nâng cao chất lượng quy hoạch, rà soát quy hoạch gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và xây dựng Nông thôn mới; 2. Về cải cách hành chính: Đẩy mạnh cải cách hành chính, kiện toàn bộ máy theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm tăng cường năng lực quản lý nhà nước ngành Nông nghiệp, tổ chức thực hiện tốt các Luật về phòng, chống tham nhũng, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí. 3. Về trồng trọt: Tái cơ cấu trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế điều kiện tự nhiên, nhất là các sản phẩm có giá trị lớn như điều, tiêu, cây ăn trái; hỗ trợ tập huấn, khuyến nông và các dịch vụ tư vấn nhằm nâng cao kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cho nông dân v.v...; khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân trong thực hiện xây dựng chuỗi giá trị sản xuất nông sản của tỉnh; phát triển nông nghiệp với sản xuất công nghệ cao, với xây dựng thương hiệu nông sản, xuất xứ hàng hóa. 4. Về chăn nuôi: Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp; chăn nuôi theo hình thức tập trung, trang trại, gia trại; hình thành các vùng chăn nuôi xa khu dân cư gắn với vùng sản xuất an toàn dịch bệnh; khuyến khích áp dụng công nghệ cao, tổ chức sản xuất khép kín hoặc liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất giống, thức ăn, đến chế biến để nâng cao năng suất, cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng; chăn nuôi kết hợp với các mô hình trồng xen, chăn nuôi dưới tán nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích; chú trọng phát triển chăn nuôi bò sữa,v.v... 5. Về công tác kiểm tra, quản lý đầu vào nông nghiêp: Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng nông sản và vật tư nông nghiệp, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, đồng thời xây dựng các vùng sản xuất an toàn, vệ sinh an toàn thực phẩm; tiếp tục kiện toàn, củng cố hệ thống quản lý kiểm soát giống cây trồng, vật nuôi và chuyển giao khoa học kỹ thuật nhằm cung cấp cho nông dân các giống mới cho năng suất cao, chi phí thấp. 6. Về thủy lợi và nước sạch môi trường nông thôn: Tiếp tục đầu tư các công trình thủy lợi theo hướng đa mục tiêu nâng cao năng lực tưới tiêu các công trình hiện có; tổ chức quản lý, khai thác các công trình thủy lợi có hiệu quả. Đặc biệt, chú trọng các công trình tưới cây trồng cạn, tạo nguồn cấp nước sinh hoạt và phát triển chăn nuôi. 7. Về thủy sản: Phát triển thủy sản đa dạng trên ao, hồ, mặt nước lớn; áp dụng rộng rãi các quy trình công nghệ sinh sản nhân tạo nhằm khai thác các hiệu quả trại giống thủy sản của tỉnh; đẩy mạnh khuyến ngư, thú y thủy sản; kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống, thức ăn, môi trường nuôi, bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. 8. Về lâm nghiệp và bảo vệ rừng: Tiếp tục phát triển lâm nghiệp toàn diện từ quản lý, bảo vệ, trồng, cải tạo làm giàu rừng đến khai thác, chế biến lâm sản, bảo vệ môi trường gắn với du lịch sinh thái; tạo điều kiện, khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia dự án phát triển kinh tế và du lịch sinh thái Bù Gia Mập. Khai thác lợi ích kinh tế từ rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo nguyên tắc bền vững; quản lý tốt quy hoạch các vùng rừng trồng nguyên liệu trên các diện tích rừng nghèo kiệt, rừng sản xuất là rừng tự nhiên kém hiệu quả; khuyến khích trồng rừng thâm canh, chú trọng phát triển lâm sản ngoài gỗ; thực hiện tốt kế hoạch trồng rừng thay thế, quản lý tốt quỹ quản lý bảo vệ rừng và hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng. 9. Về phát triển nông thôn: Phát triển nông thôn phải gắn liền với Chương trình xóa đói, giảm nghèo, ưu tiên đầu tư phát triển sản xuất cho đồng bào dân tộc, vùng dân cư biên giới, những điểm dân cư mới hình thành; đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, chuyển giao khoa học kỹ thuật... để đồng bào ổn định cuộc sống. 10. Về xây dựng Nông thôn mới: Tập trung nguồn lực đẩy mạnh thực hiện xây dựng nông thôn mới với phương châm dễ làm trước, tập trung tổ chức thực hiện các tiêu chí không cần nhiều nguồn lực có thể, huy động tối đa sức dân bằng thay đổi nhận thức sâu sắc như tiêu chí môi trường, tiêu chí an ninh trật tự, tiêu chí phát triển hình thức sản xuất, phấn đấu hoàn thành các tiêu chí thuộc nhóm khôêng cần huy động nhiều nguồn lực về vốn; tiếp tục thực hiện cơ chế tỉnh bảo lãnh để Công ty Xi măng Hà Tiên Bình Phước cho các huyện ứng xi măng phân bổ cho các xã để làm đường, làm nhà văn hóa khu dân cư nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí xây dựng hạ tầng. Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và PTNT theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng Nông thôn mới là một quá trình phức tạp, khó khăn và lâu dài, cần được thường xuyên đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm để điều chỉnh phù hợp với thực tế. Để đạt được mục tiêu đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt trách nhiệm được giao của các ngành, các cấp./.
Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Tới-GĐ Sở
Nguồn tin: digital.fpt.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập35
  • Hôm nay7,962
  • Tháng hiện tại91,419
  • Tổng lượt truy cập5,868,841
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây