Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và PTNT gắn với xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020

Chủ nhật - 06/09/2015 20:52 1.880 0
Sở Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng Chương trỉnh hành động thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và PTNT gắn với xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020 trình UBND tỉnh phê duyệt với mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể như sau:
Kế hoạch hành động thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và PTNT gắn với xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020 tập trung xác định một số nhiệm vụ chủ yếu để triển khai có hiệu quả Đề án Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng của tỉnh giai đoạn 2013-2020 và Chương trình hành động của Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Trong đó nhấn mạnh Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và PTTN gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Chú trọng phát triển các thế mạnh nông nghiệp mũi nhọn của tỉnh (cây công nghiệp xuất khẩu, chăn nuôi gia súc, đại gia súc, gia cầm) theo đúng định hướng, chỉ đạo tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 1384/QĐ-BNN ngày 18/6/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Quyết định 2313/QĐ-UBND ngày 28/10/2014 của UBND tỉnh Bình Phước đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng nâng cao tỷ trọng ngành chăn nuôi tạo thế cân bằng về tỷ trọng giữa trồng trọt và chăn nuôi; Nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân nông thôn góp phần bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường. - Phấn đấu tốc độ tăng trưởng của toàn ngành nông lâm nghiệp trong giai đoạn từ nay đến 2020 đạt bình quân trên 6% năm. + Tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, thủy sản bình quân hàng năm giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 6,0%, giai đoạn 2020 - 2025 khoảng 4 - 4,5%; GDP ngành nông lâm ngư nghiệp năm 2020 chiếm 29,0 - 30,0% và năm 2025 chiếm 25,0% trong cơ cấu GDP của tỉnh; phấn đấu đưa tỷ lệ ngành chăn nuôi trong cơ cấu nội bộ ngành lên 15% vào năm 2020 và 27% vào năm 2025; tỷ lệ che phủ rừng tự nhiên đến năm 2020 là 23% (kể cả cây đa mục đích là 65%). + Đến năm 2020 đưa tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt hơn 50%. Lao động nông nghiệp còn khoảng dưới 50% lao động xã hội. + Số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới: Năm 2015 đạt 03 số xã (xã Tân Lập- huyện Đồng Phú, xã Tiến Hưng- TX Đồng Xoài, xã Minh Thành – huyện Chơn Thành), đến năm 2020 đạt 50% số xã và trên 80% số xã vào năm 2025. + Năm 2020 có 95% dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Phấn đấu đến 2025 có 100% dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh và đảm bảo 100% các trường học, bệnh viện, trạm xá và các công trình công cộng khác đều được sử dụng nước sinh hoạt đạt QC02 của Bộ Y tế. + Ngăn chặn, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường, từng bước nâng cao chất lượng môi trường nông thôn./.
Tác giả bài viết: Nguyễn Nhật Tuyền
Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và thú y:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây