Chào mừng 30.4

Chủ động phòng, chống sâu bệnh hại trên cây trồng trước và sau tết Kỷ Hợi 2019.

Thứ sáu - 01/02/2019 08:11 635 0
Hiện nay do thời tiết biến đổi bất thường, tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển, nguy cơ gây thiệt hại đến năng suất một số cây trồng. Để chủ động phòng, chống sâu bệnh hại trên cây trồng trước và sau tết Kỷ Hợi năm 2019, ngày 31/01/2019, Sở Nông nghiệp & PTNT đã ban hành Công văn số 140/SNN-VP đề nghị các đơn vị chuyên môn trực thuộc, các ban ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phối hợp triển khai thực hiện phòng chống các đối tượng sâu bệnh hại trên một số cây trồng với một số nội dung như sau:
1. Đối với cây điều:Cây điều đang trong giai đoạn ra hoa, đậu trái tập trung, đây là thời kỳ cây rất cần bổ sung một số dinh dưỡng, bên cạnh đó cây cũng rất mẫn cảm với thời tiết, các đối tượng dịch hại, để có những biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo một mùa vụ đạt năng suất, sản lượng cao cần có các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại như sau:a. Về dinh dưỡng:- Các vườn đang ra hoa tập trung và đang cho trái, cần bổ sung các nguyên tố vi lượng cần thiết như Boro, kẽm, canxi,… để tăng khả năng thụ phấn, đậu trái cũng như chất lượng trái, có thể sử dụng kết hợp các sản phẩm dưỡng trái chắc hạt nhân to như: MC003 + Canxi Bo, Atonik + Kali sữa MC, Botrac, Hi-Boron…phun theo liều lượng hướng dẫn;- Đối với một số vườn hay một vài cây trong vườn có hiện tượng không ra hoa, nguyên nhân do bón phân không cân đối (thừa đạm) hoặc trên những vùng đất có ẩm độ cao do có nhiều cơn mưa trái mùa trong giai đoạn này làm cho cây chủ yếu phát triển bộ lá mà không phát hoa thì không nên tác động bằng các hóa chất thuốc BVTV vì cây không thể ra hoa kịp trong vụ này và hiệu quả mang lại không cao.b. Về sâu bệnh hại:- Bọ xít muỗi: Làm cỏ vệ sinh vườn, gom nhiều đống lá khô nhỏ, hun khói vào sáng sớm hoặc chiều mát để xua đuổi bọ xít muỗi. Có thể dùng các loại thuốc hóa học có hoạt chất sau để phun khi bọ xít muỗi mới xuất hiện và gây hại ở mức độ nhẹ như: Cypermethrin (Cyperan 5EC,10EC); Thiamethoxam (Actara 25WG), Alpha Cypermethrin (FM-Tox 50EC,Fotox 50EC); Cartap (Padan 95SP); Deltamethrin (Decis 2.5EC), Permecide 50EC, Peran 50EC, Tungcydan 60EC, Wamtox 100EC, Tungrin 25EC, Sherbush 5EC, 10EC… Liều lượng và nồng độ theo hướng dẫn ghi trên bao bì.- Bọ trĩ: Để phòng trừ hiệu quả có thể sử dụng các loại thuốc có hoạt chất như: Thiamethoxam(Actara 25WG); Abamectin (Reasgant 5EC); Dimethoate (Bi-58 40EC, Bian 40EC), … - Sâu đục trái: Thành trùng đẻ trứng rải rác ở gần cuống của những trái còn non. Sau khi nở, sâu non đục vỏ trái chui vào bên trong để ăn phần thịt trái, sâu gây hại nhiều trên các giống điều chùm. Cần phát hiện sớm, sử dụng các loại thuốc có khả năng lưu dẫn, nội hấp, xông hơi mạnh như: Regent 800WG, Vibasudin 50ND, Viphensa 50ND, Bini 58 40ND, Karate, Pyrinex, Diaphos, Sherzol, BayFidan,- Bệnh thán thư: Đối với bệnh thán thư có thể sử dụng những thuốc có hoạt chất như: Copper Oxychloride (Coc 85WP); Propineb (Antracol 70 WP); Benomyl (Bendazol 50WP); Champion (Copper Hydroxide); các hoạt chất hỗn hợp như: Metalaxyl + Mancozeb (Ridomil gold 68 WP)…- Bệnh cháy lá, khô cành: Do nấm Pestalotia sp và BotryodiplodiaBệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng ấm, ẩm độ không khí cao. Đặc biệt mưa nắng xen kẽ trong ngày.- Tăng cường chăm sóc vườn cây, tạo cho vườn thông thoáng. Khi bệnh phát sinh, có thể sử dụng thuốc trừ bệnh có hoạt chất Propineb,Mancozeb và Hexaconazol.- Ngoài những đối tượng sâu bệnh hại chính nêu trên, căn cứ vào tình hình cụ thể ở địa phương, các đơn vị chuyên môn cần tăng cường công tác điều tra phát hiện sâu bệnh và hướng dẫn bà con nông dân biện pháp phòng trừ kịp thời đạt hiệu quả, không để dịch bệnh phát triển lây lan.2. Đối với cây cao su:a. Công tác phòng cháy trong mùa khô:- Đối với cao su kinh doanh, hướng dẫn nông dân vệ sinh vườn như: Phát dọn sạch cỏ quanh bìa lô cao su thành hàng rộng 10m, dọn cỏ đường luồng, quét lá sạch cách hàng cao su 2m để tránh cháy lan, tuyệt đối không đốt lửa trong lô cao su; vườn cao su kiến thiết cơ bản đào hố đa năng xen kẻ giữa các hàng cao su, đồng thời đưa tàn dư thực vật vùi vào hố, có tác dụng giữ ẩm cho đất, vừa phòng cháy cho vườn cao su.b. Phòng trừ bệnh phấn trắng hại cao su- Kiểm tra vườn cao su thường xuyên để phát hiện bệnh sớm, từ đó có biện pháp phòng trị thích hợp và kịp thời. Vệ sinh lô cao su ngay khi cây đã rụng lá xong, quét, thu gom tàn dư lá bị bệnh đưa đi chôn hoặc đốt.- Để giúp cao su ổn định tầng lá sớm khai thác cho vụ sau cần bổ sung phân bón lá có hàm lượng đạm và kali cao trong giai đoạn cây bắt đầu ra lá mới.- Khi vườn cây bị bệnh tỉ lệ 5 - 10%, sử dụng bột lưu huỳnh thấm nước (Kumulus 80WP, Sulox 80WP) nồng độ 0,3% hoặc Hexaconazole (Anvil 5SC, Callihex 50SC) nồng độ 0,15%...- Phun lên tán lá khi có 10% lá non nhú chân chim trên vườn và ngừng khi 80% lá đã già. Phun thuốc 1 - 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 - 10 ngày tùy theo áp lực của bệnh.- Dụng cụ phun: Đối với vườn cao su kiến thiết cơ bản có thể sử dụng bình bơm tay đeo vai hoặc bình phun động cơ, riêng đối với vườn cao su kinh doanh nên sử dụng máy bơm cao áp để phun3. Đối với cây cà phê:a. Tưới nước cho cây cà phê- Tận dụng mọi nguồn nước tưới, thực hiện các biện pháp kỹ thuật như tưới tiết kiệm nước bằng hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới luân phiên giữ ẩm, chủ động tủ gốc giữ ẩm cho cây trồng bằng rơm rạ, cỏ, xác thực vật...; tăng cường bón phân NPK như NPK 20-5-6; NPK 25-5-5; NPK 22-4-6… kết hợp bón phân hữu cơ hoai mục, hạn chế xới xáo, cắt tỉa cây che bóng.b. Đối với rệp sáp hại cà phê:Hiện nay đang giai đoạn vào mùa khô, nắng nóng kéo dài, lại xuất hiện những cơn mưa nghịch vụ, đây là điều kiện thuận lợi cho một số sâu bệnh gây hại trên cây trồng phát triển, đặc biệt rệp sáp hại cây cà phê.+ Biện pháp phòng trừ:- Vệ sinh vườn cây cà phê: cắt tỉa những cành sâu bệnh, cành sát mặt đất, cành vô hiệu để giảm bớt nơi sinh sống của rệp.- Trong quá trình tưới dùng vòi bơm nước phun mạnh vào chỗ có nhiều rệp sáp đeo bám nhằm rửa trôi bớt rệp sáp, đồng thời tạo ẩm độ trên cây, giảm mật độ rệp sáp.- Thường xuyên kiểm tra vườn cà phê nhằm phát hiện sớm sự xuất hiện của rệp sáp để có biện pháp phòng trừ kịp thời.- Để hạn chế thiệt hại do rệp sáp gây ra, có thể luân phiên sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất như: Chlorpyrifos Ethyl (Lorsban 30EC; Imidacloprid (Confidor 100 SL); Chlorpyrifos Ethyl+Cypermethrin (Tungcydan 30EC); Chlorpyrifos Ethyl+ Imidacloprid (Losmine 250EC). Phun kỹ để thuốc bám, thấm qua lớp sáp diệt rệp, phun thuốc hai lần cách nhau 7 - 10 ngày nhằm diệt tiếp lứa rệp non mới nở từ trứng được che ở dưới bụng rệp sáp mẹ.Chú ý: Phun thuốc trừ rệp khi mật độ rệp còn thấp và tuổi nhỏ, để phòng trừ đạt hiệu quả cao hơn.4. Đối với cây tiêu:a. Bệnh chết nhanh:* Biện pháp phòng trừ:- Bón phân vô cơ cân đối, tăng cường bón nhiều phân hữu cơ, hạn chế phân đạm;- Tỉa cành, tạo tán hợp lý để tạo độ thông thoáng trong vườn, nhất là ở phần gốc thân cần cắt bỏ các lá ở tầng thấp tiếp xúc với đất là nơi có nhiều nguồn bệnh;- Hạn chế xới xáo, không làm tổn thương cho bộ rễ;- Khi bệnh nặng nhổ đem tiêu hủy, xử lý đất, luân canh 2-3 năm cây trồng khác như cây bắp, cây họ đậu, ... tùy vào điều kiện của từng địa phương, rồi mới trồng lại.- Sử dụng một số thuốc có hoạt chất như: Dimethomorph + Mancozeb (Acrobat 90/600WP), Acid Phosphorous (Agri-Fos 400), Fosetyl Aluminium (Aliette 800WG), ... phun đều lên thân, nhánh, lá cây tiêu; Xử lý từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày.- Hòa nước đổ gốc một trong các thuốc gốc đồng như: Copper hydrocide (Champion 77WP), hoặc dùng Bocdo 1%... tưới vào gốc (3-5lít dung dịch nước thuốc/gốc), Acid Phosphorous (Agri-Fos 400) pha 20ml thuốc với 4 lít nước/gốc.- Sử dụng các loại nấm đối kháng như: Trichoderma dạng bột trộn với phân hữu cơ để bón, dùng Trichoderma dạng nước phun hoặc tưới vào gốc tiêu từ 4 – 5 lít dung dịch nước thuốc để hạn chế mật độ của nấm Phytophthora…b. Bệnh vàng lá chết chậm:* Biện pháp phòng trừ:- Thường xuyên thăm vườn phát hiện bệnh sớm;- Hạn chế xới xáo và tưới tràn nước trong vườn tiêu;- Khi bệnh nặng nhổ đem tiêu hủy, xử lý đất, luân canh 2-3 năm cây trồng khác như cây bắp, cây họ đậu, ... tùy vào điều kiện của từng địa phương, rồi mới trồng lại.- Có thể dùng một số thuốc có hoạt chất như: Benomyl+Copper Oxychloride (Viben-C 50BTN) 0,3% (đổ 2- 4 lít dung dịch/gốc), Mancozeb+Metalaxyl (Ridomil gold 68 WP) kết hợp với thuốc trừ tuyến trùng.- Sử dụng các loại nấm đối kháng như: Trichoderma trộn với phân hữu cơ để bón vào gốc hạn chế nấm bệnh dưới rễ;- Sử dụng nấm Metarhizium bón vào đất để phòng trừ rệp sáp hại rễ.5. Đối với chuột hại lúa:a. Tổ chức, phát động- Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nông dân biện pháp phòng trừ chuột kịp thời, an toàn, hiệu quả.- Tổ chức phát động, đồng loạt ra quân diệt chuột tại các vùng trồng lúa trọng điểm, vào thời kỳ chuột chưa vào mùa sinh sản hoặc trong giai đoạn chuyển tiếp giữa vụ.b. Biện pháp phòng trừ:- Vệ sinh đồng ruộng: Phát quang bờ, bụi rậm, gò đống, làm mất nơi cư trú của chuột. Ruộng gần làng, gần đường, gần khu nghĩa trang... thường xuyên bị chuột gây hại nặng, quây rào ni lông xung quanh, kết hợp đặt bẫy bắt chuột.- Biện pháp thủ công: Đào hang, đổ nước, hun khói, xông hơi bằng đất đèn. Dùng các loại bẫy bắt thủ công như: Bẫy kẹp, bẫy lồng, bẫy dính…- Biện pháp sinh học: Sử dụng chế phẩm sinh học như dùng Boirat đặt nơi có chuột thường qua lại, chuột mới phá hại, đặt cả ngoài đồng, trong nhà, kho tàng.- Cách sử dụng Biorat: Dùng 20 - 50 gr đặt trong khoảng từ 2 - 5 m ngay cửa hang trên đường mòn chuột thường qua lại, đặt thuốc vào buổi chiều, không để ánh sáng trực tiếp chiếu vào, khi mở gói thuốc ra nên dùng hết một lần, không trộn lẫn Boirat với các loại bã khác.- Biện pháp hóa học: Đặt bã Storm 0,005% block bait trước miệng hang chuột hoặc dọc đường chuột hay qua lại, nơi chuột cắn phá, cứ cách 2 - 4 m đặt 1 - 2 viên, cách 7 ngày kiểm tra các điểm đặt bã 1 lần để bổ sung bã ở các nơi chuột đã ăn.- Dùng thuốc Forkeba 20%: Trộn 1 gói (2 gr) với một phần mồi như cám, bột gạo, ngô, lạc, cá… đặt mồi ở những nơi chuột thường qua lại.c. Cảnh báo- Tuyệt đối không được dùng điện và thuốc Phosphine để diệt chuột với bất kỳ hình thức nào.- Không nên sử dụng bẫy bã bằng thuốc hoá học trong khu dân cư vì gây nguy hiểm cho người và động vật.- Nghiêm cấm sử dụng các loại thuốc diệt chuột ngoài danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành.- Khi trộn bã phải có găng tay, khẩu trang.- Triển khai đặt bã trước khi gieo sạ để hạn chế chuột phá hại mầm lúa và đặt bả kết hợp đặt bẫy vào các giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng.- Khi dùng thuốc diệt chuột cần thông báo rộng rãi trong khu dân cư, tổ chức thu gom mồi thừa, xác chuột chôn cẩn thận đảm bảo an toàn cho người, động vật nuôi và môi trường.* Chú ý: Việc pha chế và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng như các loại phân bón, chất kích thích sinh trưởng cần tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất về nồng độ, liều lượng và các biện pháp an toàn khi sử dụng thuốc.

Tác giả bài viết: Bộ phận TT và BVTV

Nguồn tin: Bộ phận Hành chính-Văn phòng Sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay2,992
  • Tháng hiện tại76,556
  • Tổng lượt truy cập4,639,699
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây