mừng lễ 2-9

Khôi phục sản xuất cây trồng bị ngập lụt, úng sau mưa lũ

Thứ năm - 15/08/2019 04:17 1.973 0
Do ảnh hưởng của bão số 3, từ ngày 03/8 - 09/8/2019, các khu vực trên cả nước có mưa với tổng lượng mưa phổ biến từ 40-220 mm, riêng khu vực Tây Nguyên mưa rất to từ 70-300 mm gây ngập lụt, úng làm thiệt hại đến sản xuất cây trồng với khoảng 21.800 ha ở các khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và tỉnh Bình Thuận, cụ thể: Đắk Lắk 13.181 ha; Đắk Nông 1.277 ha; Lâm Đồng 2.407 ha; Bình Thuận 3.200 ha; Đồng Nai 1.630 ha và Bình Phước 100 ha.
Để hạn chế thấp nhất thiệt hại, kịp thời khôi phục sản xuất, Cục Trồng trọt đã có Công văn số 998/TT-VPPN ngày 14/8/2019 đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh khẩn trương chỉ đạo các biện pháp kỹ thuật như sau: 1. Một số biện pháp khắc phục đối với cây lâu năm: - Đối với vườn đang ngập úng cần tiến hành đào rãnh ngay, khơi thông dòng chảy, bơm hút nước, rút nhanh ra khỏi líp, hố và vườn cây. - Đối với những vườn đã rút nước cần tập trung xới nhẹ, phá váng lớp đất mặt (vùng tán cây) giúp đất thông thoáng, khắc phục tổn thương và tái sinh rễ mới; riêng cây hồ tiêu chỉ tiến hành phá váng khi đất tương đối khô để tránh lây lan bệnh chết nhanh và chất chậm, tiến hành rong tỉa cây che bóng, tránh việc để cây che bóng quá rậm rạp trong mùa mưa. - Đối với những vườn cây đang đậu quả non hoặc quả trong giai đoạn phát triển: Phun phân bón lá có chứa Fe, Bo, Ca, Cu, B, Zn, .. để tránh hiện tượng nứt, rụng quả. Theo dõi thường xuyên vườn cây, đặc biệt là cây bị long gốc để kịp thời phát hiện bệnh rễ do nấm gây ra và có biện pháp phòng trừ kịp thời. Cây bị long gốc cần dậm chặt, vun gốc, sau đó có thể tưới thuốc trừ nấm hoặc các chế phẩm sinh học đối kháng nấm hại bằng loại thuốc có trong danh mục thuốc được phép sử dụng, nồng độ và cách sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Khi bộ rễ cây đã phục hồi, mới tiến hành bón phân hữu cơ kết hợp với phân khoáng, phụn phân bón lá (hạn chế sử dung phân bón hóa học) để tăng khả năng phục hồi của cây. 2. Một số biện pháp khắc phục đối với cây hàng năm: - Áp dụng tối đa mọi khả năng, biện pháp như mở cống hạ mức nước trên hệ thống tiêu; dỡ bỏ các vật cản; khoanh vùng, bơm tát bằng bơm điện, bơm dầu, kể cả biện pháp thủ công… để tiêu nước triệt để càng nhanh càng tốt đối với diện tích lúa và cây màu vụ Hè Thu, vụ Mùa đang giai đoạn gieo sạ, chăm sóc, thu hoạch. - Đối với diện tích cây màu như ngô, lạc, đậu tương, khoai lang, … sau khi nước rút cần vệ sinh đồng ruộng, phun phân bón lá, các chế phẩm vi lượng… cho cây nhanh phục hồi; khi đất khô ráo cần xới xáo phá váng, vun gốc kịp thời để tạo độ thoáng cho đất tránh bị nghẹt rễ và kết hợp bón bổ sung phân lân, NPK... - Đối với diện tích rau đậu các loại đã trồng như các loại bí, ớt, dưa chuột, hành tỏi, cà chua…sau khi nước rút 2-3 ngày cần hướng dẫn nông dân chăm sóc để phục hồi bộ rễ và hạn chế thấp nhất các bệnh héo xanh vi khuẩn, lở cổ rễ…bằng các biện pháp sau: -Vệ sinh đồng ruộng, loại bỏ cây bị héo, bị gãy; dựng cây nhẹ nhàng để hạn chế đứt rễ, nếu có điều kiện thì tủ thêm đất bột vào gốc để cây ra rễ mới; riêng các loại bí để nguyên hiện trạng, hạn chế tác động vào gốc rễ của cây. - Pha phân lân loãng (khoảng 300 g supelân/10 lít nước), có thể pha thêm các chế phẩm sinh học tưới vào gốc để cây nhanh phục hồi và khích thích ra rễ. - Do bộ rễ cây còn yếu nên cần cung cấp bổ sung dinh dưỡng bằng bón phân qua lá như các chế phẩm kích thích sinh trưởng, phân vi lượng, …theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. - Tưới gốc hoặc phun một số chế phẩm để phòng bệnh lở cổ rễ, bệnh héo xanh đã có trong danh mục thuốc được phép sử dụng, nồng độ và cách sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. - Vun xới khi cây đã phục hồi và đất đã khô ráo; kết hợp tưới phân loãng (khoảng 300 g supelân + 300 g Ure/10 lít nước); nồng độ phân tăng dần theo sự phục hồi của cây. 3. Tăng cường cử cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở; tuyên truyền, hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cây trồng và phòng trừ sâu bệnh kịp thời cho diện tích bị thiệt hại để đảm bảo năng suất, chất lượng tốt và đảm bảo an toàn thực phẩm. 4.Chủ động đề xuất Ủy ban nhân dân các cấp có biện pháp hỗ trợ nông dân kịp thời khôi phục sản xuất. Nhanh chóng tổng hợp thiệt hại về cây trồng ngập lụt, úng do bão số 3 và đề xuất các hình thức hỗ trợ gửi về Cục Trồng trọt để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ từ ngân sách Trung ương./.
Tác giả bài viết: Nguyễn Quang
Nguồn tin: Ban QLRPH Đắk Mai

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập30
  • Hôm nay7,897
  • Tháng hiện tại114,552
  • Tổng lượt truy cập5,891,974
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây