Tăng cường phòng chống sâu keo mùa thu hại ngô
Lan Hương
2019-10-16T03:49:17-04:00
2019-10-16T03:49:17-04:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tt-chi-dao-dieu-hanh/Tang-cuong-phong-chong-sau-keo-mua-thu-hai-ngo-1944.html
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2019_10/sau-keo.jpg
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda) là loại sâu hại mới, xâm nhập vào nước ta từ tháng 4/2019, có khả năng di trú rất xa, vòng đời ngắn, có nhiều lứa và các lứa sâu đan xen nhau nên khó khăn cho công tác phòng, chống.
Sâu keo mùa thu có khả năng gây hại nặng cho ngô và nhiều loại cây trồng khác nên cần phải có biện pháp quản lý kịp thời và hiệu quả. Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật, sâu keo mùa thu đã xuất hiện và gây hại hầu hết các vùng trồng ngô trong cả nước với tổng diện tích nhiễm khoảng 15.000 ha, gây hại nặng một số tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Diện tích bắp (ngô) trên địa bàn tỉnh Bình Phước có khoảng hơn 3.000 ha đang giai đoạn 60 ngày tuổi đến chuẩn bị cho trái, hiện nay diện tích sâu keo gây hại ở huyện Đồng Phú là 43,5 ha/104 ha, mức độ gây hại nặng là 15,5 ha; huyện Chơn Thành là 11,9/12,3ha, mức độ gây hại nặng là 1,9 ha. Dự báo trong thời gian tới, sâu keo mùa thu sẽ phát sinh gây hại ngô và một số cây trồng khác trên diện rộng, nguy cơ giảm năng suất và mất trắng nếu không được phòng, chống kịp thời. Để hạn chế mức thấp nhất đến thiệt hại cho sản xuất ngô do sâu keo mùa thu gây ra Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Công văn số 1759 ngày 14/10/2019 đề nghị các địa phương khuyến cáo người dân một số nội dung như sau: 1. Chú ý các đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh gây hại cũng như các biện pháp kỹ thuật phòng chống sâu keo mùa thu. 2. Thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, thống kê mức độ, diện tích. nhiễm sâu trên ngô và các cây trồng khác. 3. Áp dụng triệt để các biện pháp sinh học, sử dụng các biện pháp thủ công (thu gom và tiêu diệt ổ trứng, sâu non khi mật độ thấp) và các biện pháp canh tác, vệ sinh đồng ruộng để giảm mật độ sâu keo mùa thu trên đồng ruộng, chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trường hợp mật độ sâu cao. 4. Sử dụng các loại thuốc BVTV phòng trừ sâu keo gồm các hoạt chất như: Bacillus thuringgiensis, Spinetoram, Indoxacarb, Lufenuron, cần phun 2 lần cách nhau 7 ngày khi áp lực sâu hại tăng cao, theo hướng dẫn nhãn chai và theo nguyên tắc 4 đúng. 5. Xác định các giống ngô có khả năng kháng, chống chịu với sâu keo mùa thu để thông tin, khuyến cáo nông dân trồng thay thế trong vụ tới hoặc trồng cây trồng khác nhằm cắt nguồn thức ăn không cho duy trì các lứa sâu tiếp theo trong một vụ, sau đó có thể trồng lại cây ngô. /uploads/news/2019_10/sau-keo_1.jpg Ảnh minh họa. Nguồn internet
Tác giả bài viết: Lan Hương
Nguồn tin: Hội Cựu chiến binh Sở