Ngày sách và văn hóa đọc

Các giải pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh

Chủ nhật - 15/08/2021 21:27 419 0
Bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò lần đầu tiên xuất hiện ở tỉnh Bình Phước ngày 29/6/2021 tại xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp; đến ngày 01/08/2021 tiếp tục xuất hiện tại Hớn Quản và Lộc Ninh.
Các giải pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh
Để kiểm soát tốt dịch bệnh VDNC trên đàn trâu, bò, hạn chế phát sinh và lây lan trên diện rộng, giảm thiệt hại đến mức thấp nhất cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND cấp huyện, cấp xã cần khẩn trương thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò theo quy định của pháp luật về thú y, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT và các văn bản liên quan về ứng phó khẩn cấp phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh và tập trung, chú trọng thực hiện một số nội dung trọng tâm như sau:
- Tại các địa phương đang có dịch bệnh tập trung các nguồn lực và bố trí kinh phí để tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp xử lý dứt điểm ổ dịch tại các xã phát sinh dịch bệnh.
- Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật ở từng xã, phường, thị trấn trên địa bàn. Thành lập tổ công tác trực tiếp xuống xã có dịch đôn đốc, hướng dẫn các biện pháp chống dịch, không để dịch tiếp tục phát sinh và lây lan.
- Khẩn trương hoàn thành công tác tiêm vắc xin khẩn cấp phòng, chống dịch bệnh VDNC cho đàn trâu, bò trên địa bàn theo Kế hoạch số 33/KH-SNN-CNTY ngày 29/07/2021 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc tiêm vắc xin cấp bách phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2021. Nếu huyện, thị xã, thành phố nào chậm triển khai tiêm phòng vắc xin sau khi đã tiếp nhận từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y để xảy ra dịch bệnh phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động giám sát trâu, bò có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, kịp thời phát hiện, báo cáo chính quyền, cơ quan thú y và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; hằng ngày tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng hoặc sử dụng vôi bột để sát trùng khu vực nuôi; chú trọng sử dụng hóa chất đặc hiệu để tiêu diệt côn trùng ruồi, muỗi, ve, mòng; thực hiện tốt “05 Không”: Không giấu dịch; Không mua bán, vận chuyển trâu, bò bệnh, trâu, bò chết; Không giết mổ, tiêu thụ thịt trâu, bò bệnh, trâu, bò chết; Không vứt xác trâu, bò ra ngoài môi trường; Không chăn thả rông trâu, bò bị bệnh chung trên đồng cỏ.
- Tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho lực lượng thú y và lực lượng khác cấp huyện, cấp xã tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, kiểm soát giết mổ trên địa bàn nhằm đảm bảo nguồn nhân lực nòng cốt tại địa phương phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.
- Thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch vận chuyển trâu, bò tại nơi xuất phát theo quy định của Pháp luật về thú y. Tiếp tục tăng cường hoạt động tốt 02 chốt kiểm kiểm soát dịch bệnh động vật tạm thời trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục bố trí cán bộ chuyên môn trực tiếp nhận thông tin dịch bệnh động vật trong các ngày nghỉ, lễ; phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp huyện và các địa phương kịp thời kiểm tra, xác minh, lấy mẫu xác định mầm bệnh, hướng dẫn xử lý triệt để tránh lây lan ra diện rộng.
- Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo dịch bệnh hàng ngày và kết quả thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định.

 

Tác giả bài viết: Hồ Quang Thành

Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và thú y

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập165
  • Hôm nay18,306
  • Tháng hiện tại58,314
  • Tổng lượt truy cập4,621,457
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây