Khẩn cấp thực hiện quyết liệt các biện pháp xử lý ổ dịch bệnh Dại động vật trên địa bàn huyện Lộc Ninh

Thứ tư - 08/05/2024 23:14 114 0
Vừa qua, có trường hợp chó mắc bệnh Dại cắn 04 người. Sau khi triển khai ngay một số biện pháp phòng, chống bệnh Dại động vật theo quy định, nhằm khẩn cấp kiểm soát, khống chế tốt bệnh Dại trên động vật, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân trên địa bàn huyện Lộc Ninh.
Sở Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản số 1180/SNN-CCTY ngày 04/5/2024 đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Lộc Ninh khẩn trương chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện cấp bách một số biện pháp khống chế, xử lý ổ dịch bệnh Dại trên địa bàn, cụ thể như sau:
1. Khẩn cấp tập trung xử lý ổ dịch tại thị trấn Lộc Ninh, xã Lộc Thái, xã Lộc Hưng và triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn huyện Lộc Ninh theo quy định pháp luật về chăn nuôi – thú y, các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh và các văn bản hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
Lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán mầm bệnh
Khử trùng xử lý ổ dịch   
2. Tổ chức tiêm phòng khẩn cấp bao vây ổ dịch bệnh Dại trên địa bàn huyện Lộc Ninh. Tiêm phòng khẩn cấp vắc xin dại cho 100% số chó, mèo khỏe mạnh trên địa bàn thị trấn Lộc Ninh, xã Lộc Thái, xã Lộc Hưng và các xã tiếp giáp. UBND các xã, thị trấn khẩn trương tổ chức tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo để bao vây ổ dịch. Huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ tiêm phòng; người trực tiếp tham gia tiêm phòng phải là nhân viên thú y hoặc người đã qua tập huấn về tiêm phòng Dại. Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện hướng dẫn, quản lý, thực hiện tiêm phòng và giám sát việc tiêm phòng. Đồng thời, tăng cường xử lý nghiêm các hành vi: Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng; Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng; Thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng theo quy định của pháp luật.
3. UBND thị trấn Lộc Ninh, xã Lộc Thái, xã Lộc Hưng và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn cấp áp dụng các biện pháp xử lý ổ dịch bệnh Dại theo hướng dẫn tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.
4. Trung tâm Y tế huyện, Trạm Y tế các xã, thị trấn phối hợp UBND cấp xã và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương, nhanh chóng điều tra, rà soát những người đã bị chó nghi, mắc bệnh dại cắn, cào; những người tiếp có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với chó nghi, mắc bệnh dại để tổ chức tiêm phòng vắc-xin và huyết thanh kháng Dại cho người bị chó cắn và người có nguy cơ cao phơi nhiễm bệnh Dại trên địa bàn huyện.
5. Nhanh chóng tổ chức rà soát, thống kê, lập danh sách, sổ theo dõi hộ nuôi và số chó nuôi, mèo trong từng hộ gia đình nhằm quản lý, hỗ trợ công tác tiêm phòng vắc xin triệt để trên đàn chó, mèo trên từng địa bàn thôn, ấp, khu phố; xã, thị trấn. UBND các xã, thị trấn thành lập các đội chuyên trách để bắt chó thả rông và động vật mắc bệnh Dại, có dấu hiệu mắc bệnh Dại; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về địa điểm tạm giữ chó bị bắt để chủ vật nuôi đến nhận; áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ vật nuôi; quyết định biện pháp xử lý chó bị bắt giữ trong trường hợp sau 48 giờ kể từ khi có thông báo mà không có người nhận.
6. Tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn chó, mèo đến tận cơ sở. Khi phát hiện chó, mèo cắn người vô cớ, có biểu hiện nghi ngờ bệnh Dại thì báo cáo ngay cho cơ quan thú y và chính quyền nơi gần nhất. Nhận được thông tin, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện phải nhanh chóng phối hợp UBND các xã, thị trấn thực hiện điều tra, xác minh nếu nghi ngờ bệnh dại thì báo cáo ngay cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh để tổ chức lấy mẫu xét nghiệm bệnh. Đồng thời triển khai ngay các biện pháp phòng, chống bệnh Dại động vật theo quy định.
7. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên bằng nhiều hình thức trong cộng đồng dân cư, các cơ quan, đơn vị, đoàn thể,... về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh dại và các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên động vật và trên người.
8. Tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn. Bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện đầy đủ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn huyện theo Kế hoạch số 157/KH-UBND ngày 24/05/2022 và Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 22/01/2024 của UBND tỉnh Bình Phước.
Bệnh Dại rất nguy hiểm do đó yêu cầu tất cả các cơ quan, đơn vị liên quan và chính quyền địa phương khẩn cấp phối hợp xử lý ổ dịch triệt để, không để bệnh Dại phát sinh và lây lan trên động vật và người, hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Tác giả bài viết: Hồ Quang Thành
Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và thú y::

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập64
  • Hôm nay3,263
  • Tháng hiện tại47,380
  • Tổng lượt truy cập6,147,812
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây