mừng lễ 2-9

Bình Phước: Phát triển rừng trồng sản xuất gỗ lớn giai đoạn 2024-2030

Thứ ba - 07/05/2024 03:22 105 0
Ngày 06/5/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 155/KH-UBND về phát triển rừng trồng sản xuất gỗ lớn giai đoạn 2024-2030 trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Việc phát triển vùng rừng trồng sản xuất gỗ lớn tập trung nhằm chủ động cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ phục vụ chế biến, tiêu dùng tại địa phương, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nâng cao thu nhập cho người trồng rừng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai.
Đồng thời, phấn đấu nâng cao năng suất chất lượng các loại rừng, quy hoạch hài hòa các loại rừng, đảm bảo và đến năm 2030 tỷ lệ che phủ rừng đạt 21%. Phát triển kinh tế lâm nghiệp, trong đó phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ, nâng cao chuỗi giá trị sản xuất lâm nghiệp. Nâng cao đời sống của người dân làm nghề rừng, giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất tăng bình quân khoảng 1,5 - 2 lần/đơn vị diện tích so với năm 2020.
Kế hoạch đặt ra một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Rà soát quỹ đất và rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ hiện có đủ điều kiện để trồng mới, trồng lại rừng sản xuất gỗ lớn. Rà soát diện tích rừng trồng sản xuất hiện có theo loài cây, tuổi cây, loại đất để chuyển hóa từ rừng trồng sản xuất gỗ nhỏ sang rừng trồng kinh doanh gỗ lớn. Duy trì diện tích rừng trồng gỗ lớn hiện có. Tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết giữa tổ chức, cá nhân trồng rừng với doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ gắn với quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.
Đồng thời, UBND yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan và địa phương có rừng triển khai thực hiện một số giải pháp về xây dựng vùng rừng trồng sản xuất gỗ lớn; về khoa học, công nghệ và khuyến lâm; về cơ chế, chính sách; về tổ chức sản xuất, liên doanh, liên kết.
Trong đó, tập trung rà soát, đánh giá diện tích đất trống và rừng trồng sản xuất hiện có để xác định diện tích đất có điều kiện phù hợp để trồng mới, trồng lại rừng theo hướng thâm canh để kinh doanh gỗ lớn. Chăm sóc, nuôi dưỡng, trồng lại (sau khai thác) để duy trì diện tích rừng trồng gỗ lớn hiện có. Xây dựng vùng nguyên liệu gỗ lớn gắn với Đề án phát triển và chế biến gỗ của tỉnh. Tổ chức thực hiện trồng rừng gỗ lớn hàng năm trong giai đoạn 2024-2030, xác định rõ địa điểm trồng và loài cây trồng, bao gồm cả trồng rừng thay thế và diện tích trồng cao su kém hiệu quả sang trồng cây gỗ lớn (nếu có).
Chọn các loài cây trồng lâm nghiệp sinh trưởng nhanh, cây địa phương phù hợp với từng điều kiện sinh thái. Tiếp tục tổ chức nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp, năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện lập địa và đáp ứng được yêu cầu của thị trường để đưa vào trồng rừng, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại, thích ứng với điều kiện bất lợi của môi trường, ưu tiên phát triển giống bằng phương pháp mô, hom. Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế đầu tư, hỗ trợ đầu tư, khuyến khích các thành phần tham gia thực hiện bảo vệ và phát triển rừng.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp, đặc biệt là hệ thống đường lâm nghiệp tại các vùng trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn tập trung, nhằm giảm chi phí đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng sản xuất kinh doanh gỗ lớn.
Bên cạnh đó, tổ chức sản xuất chuỗi liên kết giữa tổ chức, cá nhân trồng rừng với doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ gắn với quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Phát triển kinh tế lâm nghiệp theo chuỗi, đồng bộ từ trồng rừng, khai thác, chế biến đến tiêu thụ phù hợp với quy mô, trình độ sản xuất và đặc điểm, lợi thế của từng ngành hàng, từng vùng; gắn với phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung./.
Nguồn tin: (Hệ thống văn bản)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập42
  • Hôm nay9,552
  • Tháng hiện tại116,207
  • Tổng lượt truy cập5,893,629
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây