Tập trung chỉ đạo, tổ chức ngăn chặn việc vận chuyển trái phép sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc qua biên giới.

Thứ năm - 23/05/2024 23:34 67 0
Để kịp thời và phát hiện ngăn chặn xử lý nghiêm việc vận chuyển trái phép sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không có Giấy chứng nhận kiểm dịch, không được phép vào Việt Nam làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi trong nước, sức khỏe người dân. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản đề nghị đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước tập trung chỉ đạo các Sở, ban, ngành, chính quyền các cấp của địa phương triển khai các giải pháp.
1. Quán triệt, hướng dẫn, tuyên truyền người dân, doanh nghiệp tại địa phương không tiếp tay hợp thức hóa sản phẩm không rõ nguồn gốc trên thị trường, không có giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (tại Chỉ thị số 29/CT- TTg ngày 06/12/2023 về việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý việc nhập lậu và vận chuyển trái phép động vật, sản pham động vật, kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, đảm bảo nguồn cung thựcpham; Công điện số 871/CĐ-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2022 về việc chấn chỉnh, xử lý các hành vi tiêu cực liên quan hoạt động sản xuất, nhập khau, thông quan hàng hóa tại các cửa khau biên giới và đất liền; Công điện số 12/CĐ-TTg ngày 31/01/2024 về việc tăng cường ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, vận chuyể trái phép động vật, sản pham động vật, giống vật nuôi và thuỷ sản qua biên giới vào Việt Nam); các văn bản chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung chỉ đạo, tổ chức ngăn chặn buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới.
2. Chỉ đạo các lực lượng chức năng của địa phương, đặc biệt lực lượng Bộ đội biên phòng tổ chức tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới, đường sông, ... để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, bảo đảm sớm chấm dứt tình trạng buôn bán, vận chuyn trái phép sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không có  Giấy chứng nhận kiểm dịch, không được phép vào Việt Nam nghi ngờ nhập lậu từ Campuchia. Trường hợp bắt được các lô hàng sản phẩm động vật vận chuyển bất hợp pháp thì phải tiêu hủy ngay (trước khi tiêu hủy, cần lấy mẫu gửi các cơ quan thú y để xét nghiệm).
 3. Giao các cơ quan, lực lượng chức năng, cơ quan công an của địa phương khẩn trương thành lập các chuyên án, điều tra, đấu tranh và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân tiếp tay cho việc hợp thức hóa, làm giả, làm trái quy định các loại giấy tờ kiểm dịch nhập khẩu, kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.
4. Chỉ đạo Ban chỉ đạo 389 các cấp phối hợp với lực lượng quản lý thị trường tại địa phương tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, sản phẩm động vật vào Việt Nam.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị có liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cư dân khu vực biên giới về sự nguy hiểm, tác hại của việc nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, phòng ngừa gian lận thương mại qua biên giới.
6. Chỉ đạo các cơ quan, chính quyền địa phương phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thú y và các đơn vị liên quan) tổ chức giám sát động vật, sản phẩm động vật nhập lậu trái phép vào Việt Nam.

Tác giả bài viết: Nguyễn Quang

Nguồn tin: (Hệ thống văn bản)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay8,960
  • Tháng hiện tại94,093
  • Tổng lượt truy cập5,057,151
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây