Tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Thứ tư - 29/03/2023 23:33 236 0
Để tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới, vừa qua Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 142-KH/TU ngày 21/3/2023 triển khai thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Sau đây xin giới thiệu những nội dung chính của kế hoạch.
Mục tiêu của kế hoạch được ban hành nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới đối với sức khoẻ Nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, tạo sự chuyển biến thực chất trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo sự thống nhất, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở trong triển khai thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW bảo đảm thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng cơ quan, đơn vị và tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.
Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị cấp ủy, các sở, ban, ngành, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội:
 Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội dung của Chỉ thị số 17-CT/TW; xây dựng kế hoạch thực hiện để сụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, phù hợp với thực tiễn của từng địa phương, đơn vị. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm. Thông tin rộng rãi, dễ tiếp cận số điện thoại đường dây nóng và đầu mối tiếp nhận, xử lý tố giác, phản ánh của tổ chức/cá nhân về các hành vi vi phạm bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu quả, trách nhiệm tiếp nhận, xử lý thông tin của các cơ quan từ cấp tỉnh đến cấp xã.
Rà soát, đưa các tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể về công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành; kịp thời xử lý dứt điểm các điểm nóng về an ninh, an toàn thực phẩm được dư luận xã hội, người tiêu dùng quan tâm, phản ánh trên địa bàn.
Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh nhưng không trái với quy định chung, tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong tỉnh phát triển nhằm đảm bảo công tác an ninh, an toàn thực phẩm
Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thường xuyên rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung và đơn giản hóa các thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm; tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết các dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần, giảm tối đa thời gian thực hiện thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm; chủ động phòng, chống tiêu cực, lợi ích nhóm trong lĩnh vực an ninh, an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh phong trào quần chúng phát hiện, tố giác hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm; tạo dư luận xã hội, người tiêu dùng lên án, tẩy chay các sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm. Có chính sách thỏa đáng, kịp thời khen thưởng và biện pháp phù hợp để bảo vệ người tố giác hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm. Đồng thời, xử lý nghiêm hành vi lợi dụng bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm để hạ uy tín, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh lành mạnh của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
Bên cạnh đó, xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng; ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP). Kiểm soát an toàn thực phẩm ngay từ yếu tố đầu vào trong sản xuất, kinh doanh; liên kết với các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, bảo đảm người dân được tiếp cận và sử dụng lương thực, thực phẩm an toàn, bền vững.
Thông tin rộng rãi, dễ tiếp cận số điện thoại đường dây nóng và đầu mối tiếp nhận, xử lý, tố giác, phản ánh của tổ chức/cá nhân về các hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu quả, trách nhiệm tiếp nhận, xử lý thông tin của các cơ quan từ cấp tỉnh đến cấp xã.
Tác giả bài viết: Trịnh Yến
Nguồn tin: Bộ phận Hành chính-Văn phòng Sở:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây