Tăng cường công tác bảo vệ, bảo tồn động vật hoang dã

Thứ tư - 10/05/2023 22:43 349 0
Gần đây xuất hiện của 01 cá thể Voi rừng và sự xuất hiện của đàn Bò rừng, Voi rừng trong vài năm gần đây (từ năm 2020 đến nay) trên địa bàn huyện Đồng Phú, chúng di trú theo mùa (khoảng tháng 6, 7, 8 hàng năm).
Nhằm bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học đối với các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm/động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ/động vật hoang dã nguy cấp thuộc các, đồng thời có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với tình trạng động vật rừng/động vật hoang dã hung dữ (Voi rừng, Bò rừng) có trong tự nhiên xuất hiện trên địa bàn huyện Đồng Phú, gây nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng con người và tài sản của nhân dân, Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện một số nội dung.
- Tiếp tục quán triệt thực hiện Công văn số 109/UBND-KT ngày 11/01/2023 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý động vật hoang dã nhằm bảo vệ an toàn tính mạng cho người do động vật hoang dã hung dữ, nguy hiểm gây ra trên địa bàn tỉnh.
- Tập trung tuyên truyền về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp và về đa dạng sinh học, cụ thể:
+ Các hành vi “Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật” (Khoản 3 Điều 9 Luật Lâm nghiệp).
Mọi hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã cần phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5 triệu đến 360 triệu đồng (theo quy định tại Điều 21, 22, 23, Nghị định số 35/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp) hoặc có thể bị xử lý hình sự về tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã” theo Điều 234; tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm” theo Điều 244,  BLHS năm 2015 bổ sung 2017.
+ Các hành vi “Săn bắt, đánh bắt, khai thác bộ phận cơ thể, giết, tiêu thụ, vận chuyển, mua, bán trái phép loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; quảng cáo, tiếp thị, tiêu thụ trái phép sản phẩm có nguồn gốc từ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ” (Khoản 4 Điều 7 Luật Đa dạng sinh học).
Trong trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đe dọa xâm hại nghiêm trọng tài sản hoặc tính mạng con người, tổ chức, cá nhân phải áp dụng các biện pháp xua đuổi, hạn chế gây tổn thương đến động vật, đồng thời thông tin ngay với cơ quan Kiểm lâm hoặc ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện nơi gần nhất (Khoản 1 Điều 8 Văn bản hợp nhất Nghị định số 03/VBHN-BNNPTNT ngày 30/11/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).
Chỉ đạo cơ quan Kiểm lâm và cơ quan Tài nguyên Môi trường cấp huyện, chủ động tham mưu Chủ tịch UBND cấp huyện Phương án xử lý, ứng phó đối với từng tình huống có thể xảy ra, cụ thể:
+ Trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đe dọa tấn công trực tiếp đến tính mạng con người ở ngoài các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, sau khi đã áp dụng các biện pháp xua đuổi nhưng không có hiệu quả, Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố quyết định và chỉ đạo việc bẫy, bắt, bắn cá thể động vật đó (Khoản 2 Đỉều 8 Văn bản hợp nhất Nghị định số 03/VBHN-BNNPTNT ngày 30/11/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).
+ Trường hợp loài động vật hoang dã được ưu tiên bảo vệ đe dọa đến tài sản hoặc tính mạng của Nhân dân, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố xem xét, quyêt định phương án tự vệ đê bảo vệ tính mạng người dân và hạn chế tổn hại đên loài động vật hoang dã (Khoản 3 Điều 10 Văn bản Hợp nhất số 03/VBHN- BTNMT ngày 11/5/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Tác giả bài viết: Trịnh Yến
Nguồn tin: Bộ phận Hành chính-Văn phòng Sở:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây