Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại

Thứ ba - 30/05/2023 03:31 213 0
Trên địa bàn tỉnh Bình Phước, trong 03 tháng đầu năm 2023 đã xảy ra 02 ổ dịch bệnh Dại trên đông vật (chó); gần 500 lượt người bị chó, mèo cắn phải điều trị dự phòng. Nguy cơ bệnh Dại tiếp tục xảy ra và gây tử vong trên người là rất cao.Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bệnh Dại, giảm thiểu và tiến tới không còn người chết vì bệnh Dại, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo giao các Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyên, thị xã thành phố tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh.
1. Sở Nông nghiệp và PTNT
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan và UBND cấp huyện tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh theo các quy định, kế hoạch đã được phê duyệt.
Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện triển khai thực hiện Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 13/01/2023 của UBND tỉnh vê việc thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh đê bảo đảm các nguồn lực tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh.
Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh:
+ Phối hợp, hướng dẫn UBND cấp huyện và các cơ quan, đơn vị chuyên môn liên quan triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo, bảo đảm đạt tỷ lệ tiêm phòng trên 70% tổng đàn trong giai đoạn 2023-2025 và trên 80% trong giai đoạn 2026-2030.
+ Khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về các trường hợp người bị chó, mèo mắc bệnh Dại hoặc nghi mắc bệnh Dại cắn người, phối hợp Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh, các cơ quan liên quan và địa phương tổ chức điều tra, xác định nguyên nhân ổ dịch và thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
+ Trên cơ sở báo cáo, cập nhật số liệu số hộ nuôi và số chó, mèo, tình hình dịch bệnh, kết quả tiêm phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo của các huyện, thị xã, thành phố, thực hiện tổng hợp, báo cáo trên Hệ thống báo cáo thông tin dịch bệnh trực tuyến (VAHIS) - Cục Thú y theo quy định hiện hành.
2. UBND các huyện, thị xã, thành phố
Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn quản lý. Ban hành văn bản chỉ đạo UBND cấp xã và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai các hoạt động cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn quản lý; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về phòng, chống bệnh Dại ở người và động vật.
Xây dựng, phê duyệt và bố trí đủ nguồn lực để tổ chức triển khai có hiệu quả kế hoạch phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn, tổ chức tiêm vắc xin Dại cho đàn chó, mèo đồng loạt vào cùng một thời điểm. Hỗ trợ mua vắc xin, tổ chức tiêm vắc xin Dại cho đàn chó, mèo xử lý các 0 dịch phát sinh theo phân cấp của UBND tỉnh.
 Chỉ đạo UBND cấp xã chủ động phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế tổ chức thực hiệqtiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo, bảo đảm đạt tỷ lệ tiêm phòng trên 70% tổng đàn trong giai đoạn 2023-2025 và trên 80% trong giai đoạn 2026-2030 thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung, tránh bỏ sót chó, mèo.
Tổ chức thống kê chính xác số hộ nuôi và số chó, mèo ở từn khu vực dân cư; thôn, xã; hướng dẫn, yêu cầu chủ hộ nuôi chó, mèo cam kết thực hiện nghiêm việc khai báo, chấp hành việc nuôi nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không để ảnh hưởng tới những người xung quanh; chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định; thực hiện nghiêm báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác sô liệu trên địa bàn cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đê tông hợp báo cáo trên Hệ thông báo cáo dịch bệnh động vật trực tuyến (VAHIS).
Khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về các trường hợp người bị chó, mèo mắc bệnh Dại hoặc nghi mắc bệnh Dại cắn người, chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp cấp huyện, Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế, Trung tâm Y tế và UBND cấp xã tổ chức điều tra, xác định nguyên nhân ô dịch và thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định; đồng thời báo cáo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh để hướng dẫn xử lý kịp thời.
Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền sâu, rộng bằng nhiều hình thức để người nuôi chó có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định về quản lý chó, không để chó chạy rông, khi đưa chó ra ngoài cần thực hiện nghiêm việc đeo rọ mõm và có người dắt, chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh Dại; tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân (đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi và đối tượng trẻ em) về tính chất nguy hiểm, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh Dại; biện pháp, các quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh Dại hiệu quả.
Chủ động tổ chức, triển khai xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh Dại, đặc biệt tại những khu du lịch, khu vực thành phố, thị xã, khu đông dân cư.
Tăng cường năng lực thú y cấp huyện, cấp xã để bảo đảm các nguồn lực tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn theo Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 13/01/2023 của UBND tỉnh về việc thực hiện Đ án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Bình Phước và các văn bản quy định liên quan khác.
Tăng cường áp dụng các chế tài xử lý vi phạm quy định về nuôi chó, về tiêm phòng vắc xin Dại được quy định tại Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ và các quy định hiện hành liên quan. Kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân sử dụng các phương pháp chưa được công nhận, sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành để khám, điều trị cho người bị bệnh Dại hoặc người bị chó, mèo cắn.
Tác giả bài viết: Đỗ Thị Thùy Ninh
Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và thú y

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây