Chào mừng 30.4

Bộ trưởng Lê Minh Hoan làm việc với tỉnh Bình Phước về Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh.

Thứ tư - 15/03/2023 23:03 53 0
Ngày 05/3, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) do Bộ trưởng Lê Minh Hoan làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Bình Phước về Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh.
Tiếp và làm việc với đoàn có Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Cường, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền, Giám đốc Sở Phạm Thụy Luân cùng đạo các  đơn vị trục thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT và các Sở, ngành có liên quan.
Theo báo cáo tại buổi làm việc, giá trị sản xuất Nông Lâm nghiệp và Thuỷ sản năm 2022 (giá cố định 2010) đạt 34.599,7 tỷ đồng tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 109,7% kế hoạch năm 2022. Trong đó: Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 34.464,8 tỷ đồng, tăng 16,2% so với năm 2021; Giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 55,6 tỷ đồng, giảm 0,5% so với năm 2021; Giá trị sản xuất thủy sản đạt 79,3 tỷ đồng, giảm 28,3% so với năm 2021. Thực hiện chương trình xây dựng NTM  đến năm 2022, Bình Phước có 66/86 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân toàn tỉnh mỗi xã đạt 18,17 tiêu chí; không còn xã đạt dưới 10 tiêu chí. Trong đó: Đạt 19/19 tiêu chí có 73/86 xã, chiếm 84,8%; Đạt từ 15-18 tiêu chí có 7 xã, chiếm 8,1%; Đạt từ 10-14 tiêu chí có 6 xã, chiếm 6,9 % (đạt 76,7% so với kế hoạch giai đoạn 2021-2025 có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới); có 12/66 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và có 21/73 xã đạt 20/20 tiêu chí nông thôn mới nâng cao theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 (đạt 27,9% so với kế hoạch giai đoạn 2021-2025 có khoảng 43 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao); có 3/11 huyện, thị xã, thành phố được Thủ tướng Chính phủ công nhận thị xã,thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới/huyện đạt chuẩn nông thôn mới (gồm: thị xã Phước Long, thị xã Bình Long, thành phố Đồng Xoài); có 5/11 huyện thị xã, thành phố đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn  mới, trong đó có thị xã Chơn Thành và huyện Đồng Phú đang hoàn thiện hồ sơ trình Trung ương thẩm định công nhận (so với kế hoạch giai đoạn 2021-2025 là 8 đơn vị, đạt 37,5%); toàn tỉnh đã có 96 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, trong đó: 34 sản phẩm đạt 3 sao và 62 sản phẩm đạt 4 sao và có hơn 31 chủ thể có sản phẩm OCOP, trong đó: 09 chủ thể là hợp tác xã, 18 chủ thể là doanh nghiệp, 08 chủ thể là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh, gồm các loại sản phẩm như: hạt điều rang muối, bánh hạt điều, tiêu sấy khô và chế biến muối tiêu, mật ong, Yến sào, gạo, Bưởi, Sầu riêng, bơ, ổi, hoa khô...
Tại buổi làm việc tỉnh Bình Phước cũng đã kiến nghị Bộ NN&PTNT một số nội dung liên quan tới ngành nông nghiệp như:
a) Trung ương sớm có văn bản thay thế Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 5/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp cho phù hợp với giai đoạn mới, tình hình mới, trong đó cần nói rõ “Văn phòng Điều phối Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh hay Sở Nông nghiệp, là đơn vị quản lý nhà nước hay đơn vị sự nghiệp và được giao định mức biên chế là bao nhiêu người.
b) Nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu ban hành tại Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ (về Ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025) đối với các xã phấn đấu về đích Nông thôn mới và Nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025. Đặc biệt tại tiêu chí số 3 - Thuỷ lợi và phòng, chống thiên tai (Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên và Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ). Trong khi ngân sách tỉnh còn hạn hẹp, Tỉnh Bình Phước đã có nhiều văn bản trình Bộ Nông nghiệp, Bộ Tài chính xem xét trình Thủ tướng chính phủ hỗ trợ tỉnh đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi nhằm nâng cao diện tích đất nông nghiệp được tưới tiêu; đồng thời, đảm bảo yêu cầu về phòng chống thiên tai. Đến nay, chưa được Trung ương xem xét, hỗ trợ. Để góp phần đưa các xã trên địa bàn tỉnh hoàn thành các chỉ tiêu về đích xã Nông thôn mới và Nông thôn mới nâng cao, giai đoạn 2021-2025, tỉnh Bình Phước tiếp tục kiến nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét trình Thủ tướng chính phủ hỗ trợ tỉnh nguồn kinh phí thực hiện đầu tư xây dựng một số công trình thủy lợi, phục vụ sản xuât và phòng chống thiên tai cho các xã Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
c. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT có văn bản hướng dẫn hoặc trình Chính Phủ ban hành cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (Quyết định số 2254/QĐ-TTg ngày 30/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ chỉ hướng dẫn hỗ trợ cho năm 2020).
d. Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn UBND tỉnh Bình Phước tổ chức, sắp xếp, cơ cấu ngành Nông nghiệp đúng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT và các Bộ, ngành có liên quan.
e. Hỗ trợ kêu gọi thu hút các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp liên kết xây dựng vùng nguyên liệu, liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm, theo huớng sạch, hữu cơ, tuần hoàn gắn với sơ chế, chế biến và thị trường; Đầu tư kho lạnh, nhà máy sơ chế, chế biến nông sản xuất khẩu nhằm tăng giá trị nông sản của tỉnh;
f. Hỗ trợ hướng dẫn ứng dụng công nghệ cao và số hoá vùng nguyên liệu theo chuỗi giá trị; hỗ trợ công tác đào tạo hợp tác xã, Hội quán nông nghiệp; hỗ trợ xây dựng  mô hình giảm nghèo (sinh kế); Hỗ trợ, đầu tư cơ giới hoá nông nghiệp.
g. Tạo điều kiện cho tỉnh tham gia các Hội nghị xúc tiến thương mại: Làm việc với các Bộ, ngành, Trung ương; Tham tán thương mại của các nước; tập đoàn thương mại lớn; tổ chức trong và ngoài nước liên quan để xuất khẩu nông, lâm, thủy sản và thực phẩm của tỉnh.
Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh đến vai trò chiến lược của nông nghiệp, nông dân và nông thôn; chỉ ra nút thắt của ngành nông nghiệp hiện nay và đề nghị Bình Phước có tiếp cận mới đối với nông nghiệp theo hướng đa giá trị; khai thác hết giá trị của các loại cây trồng; tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, trong đó tập trung vào một số vấn đề như: hợp tác, liên kết, phát triển thị trường, chế biến tinh, tăng chất lượng, giảm chi phí. Đặc biệt, phải chuyển từ sản xuất, phát triển đơn ngành sang phát triển liên ngành, đơn giá trị sang mục tiêu đa giá trị; phải tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, trong đó cả hệ thống chính trị, các hội đoàn thể và người dân của tỉnh cùng tham gia.

Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Tới

Nguồn tin: Văn phòng điều phối NTM:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay3,793
  • Tháng hiện tại80,883
  • Tổng lượt truy cập4,644,026
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây