Giải phóng bình phước

Kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Thứ năm - 20/04/2023 03:33 106 0
Phong trào xây dựng nông thôn mới diễn ra sôi nổi khắp nơi, phản ánh sự chung sức, đồng lòng của mọi người dân, góp phần quan trọng tạo nên những bước phát triển tích cực trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và giữ vững ổn định chính trị - xã hội tại địa phương. Đến nay, Chương trình MTQG xây dựng NTM của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu, nông thôn đã đổi thay rõ rệt.
Kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc  gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
 
Lãnh đạo tỉnh thăm quan mô hình trồng rau công nghệ cao tại Phú Riềng
Kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2021 tính đến ngày 31/12/2023
1. Về công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn thực hiện
Công tác tuyên truyền, vận động được các cấp ủy Đảng, chính quyền; các Sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương trong tỉnh quan tâm triển khai thực hiện. Các đơn vị, địa phương đã lồng ghép giữa công tác chuyên môn gắn với tuyên truyền về XDNTM vào các cuộc họp, hội nghị, đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ, đảng viên, Nhân dân về Chương trình.
Ngoài ra, bằng các hình thức, nội dung tuyên truyền phong phú, đa dạng như: tuyên truyền bằng hình ảnh trực quan thông qua pa nô, áp phích, tờ rơi... tuyên truyền thông qua các kênh Đài Phát thanh và Truyền hình, Cổng Thông tin điện tử, qua các trang mạng xã hội như: facebook, zalo... đã từng bước nâng cao nhận thức, ý thức cho Nhân dân trong việc triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình Mục giai đoạn 2021-2025; từ đó, đã huy động được sự tham gia, hưởng ứng tích cực của Nhân dân.
Phong trào thi đua “Cả nước chung sức XDNTM giai đoạn 2021-2025” từ năm 2021 đến nay tiếp tục diễn ra sôi nổi và rộng khắp trên toàn tỉnh, đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị - xã hội và người dân nông thôn cùng chung tay, tham gia thực hiện Chương trình thông qua các hành động, phong trào thi đua cụ thể như: “Toàn tỉnh chung sức XDNTM”; “Toàn dân đoàn kết XDNTM, đô thị văn minh”; “Nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ”; “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; “5 không 3 sạch”; “Thi đua đăng ký xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”; “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”... Thông qua các phong trào thi đua, đa số người dân nông thôn đã chủ động, tích cực tham gia thực hiện các nội dung của Chương trình; từ đó, góp phần làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng có nhiều thay đổi, đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện, an ninh chính trị được giữ vững; nhận thức của người dân đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, nhận thức rõ được lợi ích và tích cực tham gia phong trào thi đua XDNTM tại địa phương.
2. Về việc kiện toàn, thành lập hệ thống bộ máy chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình các cấp
- Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình MTQG XDNTM giai đoạn 2021-2025 và Quyết định số 1945/QĐ-TTg ngày 18/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh đã chỉ đạo thành lập, kiện toàn bộ máy chỉ đạo điều hành và cơ quan tham mưu, giúp việc các cấp theo quy định, kết quả cụ thể: Tỉnh đã kiện toàn Ban Chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu quốc gia tỉnh giai đoạn 2021-2025 và ban hành đầy đủ quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh. Tỉnh cũng đã kiện toàn Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG XDNTM tỉnh tại Quyết định số 2053/QĐ-UBND ngày 01/11/2022 của của UBND.
- Đối với cấp huyện:
+  Ban Chỉ Cạo cấp huyện: Đến nay, 11/11 huyện, thị xã, thành phố đã kiện toàn Ban Chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu quốc gia cấp huyện giai đoạn 2021-2025.
+ Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới cấp huyện: Có 11/11 huyện, thị xã, thành phố đã kiện toàn theo quy định.
Nhìn chung, bộ máy chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình trong giai đoạn 2021-2025 đã được thành lập, kiện toàn khá đầy đủ và đồng bộ.
b) Đánh giá việc xây dựng quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo các cấp
- Về xây dựng, ban hành quy chế thực hiện: Tỉnh đã ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 682/QĐ-BCĐ ngày 14/4/2022. Trong đó, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí thành viên và các Sở, ngành liên quan gắn với chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành từ tỉnh xuống cơ sở đảm bảo tập trung, thống nhất, phát huy trách nhiệm người đứng đầu, đồng thời phân công, phân cấp trách nhiệm từng cấp, từng ngành, từng thành viên trong Ban Chỉ đạo, trong điều hành, thường xuyên đôn đốc các đơn vị tuân thủ các quy định, Quyết định, Chỉ thị, hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương. UBND các huyện, thị xã, thành phố kịp thời nắm bắt các nội dung chỉ đạo, duy trì tốt chế độ giao ban định kỳ và tập trung tháo gỡ khó khăn, hạn chế vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn.
Lễ phát động chương trình  di dời chuồng , trại gia súc ra khỏi khu dân cư tại xã Lộc Khánh huyện Lộc Ninh
3. Những thuận lợi, khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện
- Thuận lợi:
+ Chương trình được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình. Ngay khi được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn, Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG đã tổ chức nhiều cuộc họp trực tuyến để đôn đốc các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kịp thời tổ chức Hội nghị hướng dẫn Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức các hội nghị trực tuyến triển khai các văn bản và 06 Chương trình chuyên đề trong XDNTM.
+ Ban Chỉ đạo tỉnh nhận thức cao tinh thần trách nhiệm, nhanh chóng triển khai các chỉ đạo của Trung ương vào thực hiện hiệu lực, hiệu quả.
- Khó khăn: Đối với các tiêu chí/chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới được quy định tại Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ có mức quá cao so với các xã thuộc các huyện giáp Tây Nguyên trong giai đoạn 2021-2025, khó thực hiện thực hiện, nhất là tiêu chí Thu nhập, cụ thể: Để đạt tiêu chí thu nhập đối với xã nông thôn mới năm 2022, thu nhập bình quân đầu người phải đạt trên 62 triệu đồng/1 người/1 năm; năm 2023 đạt trên 65 triệu đồng/1 người/1 năm; năm 2024 đạt trên 68 triệu đồng/1 người/1 năm; năm 2025 đạt trên 71 triệu đồng/1 người/1 năm. Theo yêu cầu tiêu chí vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2021-2025 như vậy là quá cao so với thực tế của tỉnh Bình Phước, rất khó để thực hiện và áp dụng (lý do: Bình Phước là tỉnh miền núi, có 260,443 km đường biên giới tiếp giáp Vương quốc Campuchia với 41 thành phần dân tộc; 19,67% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (cao vượt trội ở vùng Đông Nam bộ), phân bố nhiều ở các huyện: Bù Đăng, Bù Gia Mập, Bù Đốp và Lộc Ninh).
4. Về kết quả thực hiện Bộ tiêu chí
a) Kết quả thực hiện các Bộ tiêu chí nông thôn mới các cấp
- Kết quả thực hiện XDNTM cấp xã:
+ Có 66/86 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 76,7%%; bình quân toàn tỉnh mỗi xã đạt 18,16 tiêu chí; không còn xã đạt dưới 10 tiêu chí. Trong đó, 73/86 xã đạt 19/19 tiêu chí (84,8%); 7 xã đạt từ 15-18 tiêu chí (8,1%); 6 xã đạt từ 10-14 tiêu chí (6,9 %) (đạt 76,7% so với kế hoạch giai đoạn 2021-2025 có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới).
+ Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao: 12/66 xã có Quyết định công nhận đạt xã nông thôn mới nâng cao; 21/73 xã đạt 20/20 tiêu chí nông thôn mới nâng cao theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 ban hành tại Quyết định số 1361/QĐ-UBND ngày 28/7/2022 của UBND tỉnh) (đạt 27,9% so với kế hoạch giai đoạn 2021-2025 có khoảng 43 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao).
+ Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu: Đến nay, chưa có xã nào đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu (mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2021-2025 có khoảng 10 xã nông thôn mới kiểu mẫu).
- Kết quả thực hiện XDNTM cấp huyện:
+ Có 3/11 huyện, thị xã, thành phố được Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố, thị xã hoàn thành nhiệm vụ XDNTM (thị xã Phước Long, thị xã Bình Long và thành phố Đồng Xoài); 5/11 huyện, thị xã, thành phố đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới, trong đó, thị xã Chơn Thành và huyện Đồng Phú đang hoàn thiện hồ sơ trình Trung ương thẩm định công nhận (so với kế hoạch giai đoạn 2021-2025 là 8 đơn vị, đạt 37,5%).
+ Đối với thị xã Chơn Thành: Đã có 100% số xã đạt chuẩn NTM, cơ bản đủ điều kiện để công nhận thị xã hoàn thành nhiệm vụ XDNTM, hiện đang lập hồ sơ, thủ tục để trình Trung ương công nhận huyện đạt chuẩn NTM trong năm 2023.
+ Đối với huyện Đồng Phú: Đã có 100% các xã đạt chuẩn NTM, 2/10 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và cơ bản đủ điều kiện để công nhận huyện đạt chuẩn NTM, hiện đang lập hồ sơ, thủ tục để trình Trung ương công nhận huyện đạt chuẩn NTM trong năm 2023.
b) Mục tiêu và khả năng hoàn thành các mục tiêu đến năm 2025
UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 174/KH-UBND ngày 02/6/2022 thực hiện Chương trình MTQG XDNTM giai đoạn 2021-2025 tỉnh Bình Phước, cụ thể:
- Tiếp tục giữ vững và nâng chất đối với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020, tập trung thực hiện và phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới đối với 30 xã còn lại của giai đoạn 2021-2025 (để 100% các xã đạt chuẩn nông thôn mới).
- Phấn đấu giai đoạn 2021-2025 có khoảng 37 xã nông thôn mới nâng cao; 10 xã nông thôn mới kiểu mẫu; có thêm 5 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới (lũy kế là 8 đơn vị).
c) Hạn chế, tồn tại chủ yếu và nguyên nhân (chủ quan và khách quan)
- Tính hết năm 2022, tỉnh còn 13/86 xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới, chủ yếu là các xã vùng sâu, vùng xa, xã có địa bàn rộng, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nên nhu cầu kinh phí trong XDNTM rất lớn.
- Thực trạng sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, vẫn phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên, mùa vụ và giá cả thị trường. Chuyển dịch cơ cấu và đổi mới tổ chức sản xuất có nhiều tiến bộ, tuy nhiên, vẫn còn chậm, sản xuất nhỏ, phân tán chưa được khắc phục triệt để. Liên kết, hợp tác sản xuất giữa các chủ thể để hình thành các chuỗi giá trị chưa nhiều. Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại vào sản xuất, chế biến, bảo quản còn hạn chế, chưa tạo được đột phá để nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh. Thị trường tiêu thụ nông sản thiếu bền vững, chưa đủ đáp ứng sức sản xuất lớn và đang gia tăng của nền nông nghiệp hàng hóa.
- Nguồn vốn ngân sách đầu tư cho Chương trình tuy đã được nâng lên nhưng vẫn còn thấp so với nhu cầu của tỉnh, trong khi khả năng đóng góp của Nhân dân hạn chế (việc huy động nguồn lực trong dân hạn chế do giá các mặt hàng nông sản giảm). Tiến độ hoàn thành các tiêu chí còn chậm và chưa bền vững; việc huy động các nguồn lực vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu còn thấp, nhất là việc huy động nguồn lực của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn rất khiêm tốn.
- Nhiều xã chưa thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, xây dựng khu dân cư mới. Chưa huy động được nguồn vốn tín dụng và phát huy nội lực của địa phương về tạo nguồn vốn XDNTM.
- Tình trạng môi trường sống bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp, chất thải đô thị, chất thải do sinh hoạt của con người, chất thải chăn nuôi chưa được ngăn chặn và xử lý kịp thời ở một số nơi; hệ thống hạ tầng cấp, thoát nước chưa đồng bộ và đầu tư đúng mức. Hệ thống cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường ở các đô thị không đáp ứng được tốc độ đô thị hóa và sự gia tăng dân số cơ học; đặc biệt là hệ thống thoát nước, hệ thống thu gom, xử lý rác thải.
- Thực hiện các nội dung và các hồ sơ có liên quan đến thanh quyết toán các nguồn vốn được đầu tư còn quá chậm, mức độ đạt còn thấp.
- Một số mặt hàng nông sản chủ đạo (Điều, Cao su, Hồ tiêu) của tỉnh giá xuống thấp, ảnh hưởng đến thu nhập, do vậy việc huy động nguồn lực trong dân còn hạn chế.
- Cán bộ nông thôn mới cấp huyện và cấp xã hầu hết là kiêm nhiệm nên việc cung cấp số liệu, theo dõi tổng hợp, báo cáo của các đơn vị còn chậm.

Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Tới

Nguồn tin: Văn phòng điều phối NTM:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập35
  • Hôm nay5,186
  • Tháng hiện tại86,519
  • Tổng lượt truy cập4,558,399
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây