Chào mừng 30.4

Kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến hết tháng 6 năm 2023

Thứ hai - 24/07/2023 03:47 73 0
Năm 2023 tỉnh Bình Phước triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong điều kiện hết sức khó khăn do: Vốn ngân sách tỉnh bố trí cho Chương trình ít chỉ 200 tỷ đồng, vốn ngân sách Trung ương không hỗ trợ cho các xã nông thôn mới nâng cao trong khi đó các xã đăng ký phấn đấu về đích nông thôn mới năm 2023 chủ yếu là các xã thuộc khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, cơ bản vẫn còn gặp nhiều khó khăn, các tiêu chí chưa đạt đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn; các chỉ tiêu, tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao còn thiếu, còn yếu.
I. Kết quả xây dựng nông thôn mới toàn tỉnh đến tháng 6/2023.
+ Toàn tỉnh có 66/86 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 76,7%. Trong đó có 12 đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
- Kết quả thực hiện XDNTM cấp huyện: Có 3/11 huyện, thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ XDNTM là: Phước Long, Bình Long và Đồng Xoài); 5/11 huyện, thị xã, thành phố đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới.
Nhiều mô hình mới đã và đang được nhân rộng phát huy hiệu quả, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích được tăng lên. Kinh tế nông thôn dần chuyển dịch theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Các làng nghề chế biến nông sản được hình thành và mở rộng, tạo thêm việc làm tại chỗ cho người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh giảm nghèo bền vững ở nông thôn. Nhiều địa phương đã quyết tâm, nỗ lực cao trong việc phấn đấu đạt chuẩn thôn/bản NTM, xã NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và huyện NTM, từ đó tạo động lực rất lớn để triển khai Chương trình. Vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền luôn được phát huy, dân chủ ở nông thôn tiếp tục được nâng lên...
II. Khó  khăn và giải pháp:
Mặc dù kết quả xây dựng nông thôn mới tiếp tục có nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế như sau:
- Công tác ban hành văn pháp lý về cơ chế, chính sách, hướng dẫn tuy đến nay đã cơ bản hoàn thiện nhưng so với thời gian thực hiện của Chương trình 5 năm thì rất muộn, một số văn bản hướng dẫn còn khó hiểu, chồng chéo phải sửa đổi lại; đặc biệt nhiều văn bản của Trung ương khi ban hành chưa quy định cụ thể, nhiều nội dung giao chính quyền địa phương nên UBND tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh phải ban hành quy định chi tiết dẫn tới mất rất nhiều thời gian hoàn thiện văn bản pháp lý của Chương trình. Do đó, đã làm ảnh hưởng đến quá trình triển khai ở cơ sở.
- Kết quả giải ngân nguồn vốn còn thấp so với yêu cầu, lý do: nguồn vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 mới được Trung ương giao từ tháng 5/2022 và các địa phương giao kế hoạch từ tháng 7/2022; mặt khác cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn về công tác lập kế hoạch, giao kế hoạch và quản lý sử dụng nguồn vốn từ Trung ương đến địa phương còn chậm dẫn đến thời gian qua ở cơ sở phải vừa làm vừa chờ cơ chế.
- Việc bố trí cán bộ phụ trách công tác tham mưu xây dựng nông thôn mới ở các cấp, nhất là ở cấp huyện và cấp xã còn bất cập và chủ yếu là làm kiêm nhiệm, thường xuyên có sự thay đổi, luân chuyển cán bộ do đó công tác tham mưu hiệu quả chưa cao, thiếu chiều sâu.
- Các xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới còn lại chủ yếu là những xã khó khăn và đặc biệt khó khăn, trong khi đó Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 có nhiều điểm mới, Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và xã nông thôn mới nâng cao đòi hỏi rất khắt khe, yêu cầu chất lượng rất cao và bổ sung nhiều chỉ tiêu mới mà trước đây chưa triển khai thực hiện. Do đó, trong quá trình thực hiện gặp rất nhiều khó khăn, thách thức để thực hiện đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình năm 2023 phấn đấu có thêm 07 xã đạt chuẩn NTM; 06 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; bình quân tiêu chí cả tỉnh là 18,66 tiêu chí/xã. Các cấp các ngành cần tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp sau:
Thứ nhất, Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền và tổ chức các phong trào thi đua xây dựng NTM từ tỉnh đến cơ sở nhằm nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân; Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức để cán bộ, đảng viên và người dân hiểu đầy đủ bản chất nhân văn của Chương trình MTQG XDNTM, quán triệt tư tưởng “XDNTM có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc”; Nâng cao vai trò, trách nhiệm cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò người đứng đầu trong XDNTM; tiếp tục phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và giám sát của cộng đồng dân cư đối với XDNTM.
Thứ hai, Kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình các cấp: Kiện toàn bộ máy cơ quan tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo chương trình ở các cấp bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và phát huy được vai trò, trách nhiệm cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò người đứng đầu trong xây dựng nông thôn mới. Các sở, ban, ngành, địa phương đưa vào chương trình công tác năm các nhiệm vụ của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Nội dung xây dựng nông thôn mới phải trở thành nhiệm vụ chính trị của địa phương và của các cơ quan có liên quan.
Thứ ba, Tập trung huy động, quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là xã hội hóa để xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; khuyến khích các mô hình người dân tự chủ, tự làm, tự chịu trách nhiệm trong xây dựng, quản lý, khai thác các cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa. Tăng cường vận động các tổ chức kinh tế đăng ký hỗ trợ các địa phương (huyện, xã) thực hiện xây dựng Nông thôn mới; Vận động người dân tiếp tục tham gia đóng góp xây dựng Nông thôn mới theo nguyên tắc tự nguyện cho từng dự án, nội dung cụ thể, do Hội đồng nhân dân xã thông qua.
Thứ tư, Triển khai xây dựng và thực hiện 06 chương trình chuyên đề theo chỉ đạo của Trung ương để phát huy tiềm năng, lợi thế từng vùng, từng địa phương trong xây dựng nông thôn mới.
Thứ năm, Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành. Có hình thức khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân điển hình đồng thời có biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, lãng phí, xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình thực hiện Chương trình.

Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Tới

Nguồn tin: Văn phòng điều phối NTM:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập39
  • Hôm nay4,733
  • Tháng hiện tại4,733
  • Tổng lượt truy cập4,688,815
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây