Thông tin về các trại nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật hoang dã
Trần Thị Liên
2014-09-30T04:46:55-04:00
2014-09-30T04:46:55-04:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/kiem-lam/tin-tuc-su-kien/Thong-tin-ve-cac-trai-nuoi-sinh-san-sinh-truong-dong-vat-hoang-da-134.html
/themes/egov/images/no_image.gif
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Trong thời gian qua, hoạt động gây nuôi sinh sản, sinh trưởng các loài động vật hoang dã (ĐVHD) trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã phát triển nhanh chóng cả về quy mô và số lượng, nhiều loài đã được các cơ sở gây nuôi thành công, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho một bộ phận người dân địa phương.
Thực hiện các chủ trương của Nhà nước về công tác quản lý các trại nuôi sinh sản, sinh trưởng ĐVHD, Chi cục Kiểm lâm Bình Phước đã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các quy định về điều kiện gây nuôi ĐVHD; cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi ĐVHD đối với các loài động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm với các trại nuôi đủ điều kiện, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về công tác quản lý ĐVHD gây nuôi. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 308 trại nuôi bao gồm cả trại nuôi động vật hoang dã quý hiếm và động vật hoang dã thông thường. Trong đó: Trại nuôi ĐVHD quý hiếm là 42 trại với 9.230 cá thể, bao gồm các loài chủ yếu như Gấu (21cá thể), Cheo cheo, Rắn ráo trâu, Kỳ đà vân, Rùa đất lớn, Rùa núi vàng, Rùa răng, Trăn đất, Khỉ đuôi dài, Khỉ đuôi ngắn, Cầy giông, Công; Trại nuôi ĐVHD thông thường (Theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT) với 6.631 cá thể, gồm chủ yếu là các loài: Nhím, Heo rừng, Heo rừng lai, Cầy vòi hương, Dúi mốc, Hươu sao, Nai, Trĩ đỏ, Rắn ráo thường, Thỏ nâu. Ngoài ra còn có 07 trại nuôi động vật hoang dã khác như Ba ba nam bộ, Ba ba trơn, Công xanh Ấn độ với 1.914 cá thể. Nhìn chung các trại nuôi đều đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn chuồng trại, vệ sinh sạch sẽ và không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh; các trại nuôi được xây dựng xa nơi có dân ở hoặc được xây dựng trong các trang trại riêng; đồng thời các chủ nuôi nhốt ĐVHD đều thực hiện đúng các cam kết đăng ký gây nuôi ĐVHD. Điều đó cho thấy công tác quản lý động vật hoang dã thời gian qua đã đi đúng hướng và thật sự có hiệu quả. Tuy nhiên, số lượng trại nuôi so với thời điểm trước khi ban hành Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/9/2012 quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường thì số lượng các trại nuôi đã giảm đáng kể (133 trại). Nguyên nhân chủ yếu là do giá trị động vật hoang dã một số loài nuôi bị rớt mạnh, người nuôi bị thua lỗ lớn, điển hình như Nhím giá giảm còn 1/10 so với thời điểm đầu tư giống; Heo rừng lai giá bán thịt chênh lệch không đáng kể so với Heo nhà nhưng thời gian nuôi kéo dài và tăng trưởng chậm; bên cạnh đó là nguyên nhân về thị trường tiêu thụ số lượng nhỏ, hạn chế như Trĩ đỏ khoang cổ hay một số loài như: Dúi, Rùa, Rắn thì khó hoặc sinh sản kém trong điều kiện nuôi nhốt. Để công tác này ngày càng hoạt động tốt hơn nữa trong thời gian tới. Chi cục Kiểm lâm sẽ chỉ đạo các hạt Kiểm lâm trực thuộc và Đội Kiểm lâm cơ động &PCCCR số 01, số 2 tăng cường kiểm tra các hoạt động săn bắn, mua bán, vận chuyển, nuôi, giết, mổ, kinh doanh các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm trên toàn tỉnh; đồng thời tiếp nhận và chuyển giao file dữ liệu về cập nhật dữ liệu các cơ sở nuôi ĐVHD và bản đồ số về quản lý các cơ sở nuôi từ dự án PREVENT trong khuôn khổ dự án “Khảo sát điều tra cập nhập dữ liệu về trang trại gây nuôi động vật hoang dã tại 12 tỉnh thí điểm” cho các địa phương để thuận tiện cho việc quản lý, tra cứu, cập nhật những thay đổi diễn biến có liên quan”.
Tác giả bài viết: Trần Thị Liên
Nguồn tin: Hạt Kiểm lâm huyện Bù Đăng