Kỹ thuật chống nóng cho thỏ

Thứ tư - 04/08/2021 21:51 1.240 0
Thỏ là loài nuôi có sức đề kháng kém khi nhiệt độ tăng cao. Vào mùa nắng nóng, người nuôi cần có những biện pháp chăm sóc phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho thỏ nuôi.
Trang thiết bịChăn nuôi thỏ với quy mô lớn cần xây dựng chuồng trại đảm bảo thông thoáng, dễ làm vệ sinh, nên có hệ thống làm mát bằng dàn mát và quạt thông gió. Tốt nhất là xây dựng chuồng kín với thiết bị làm mát là quạt hút công nghiệp và tấm làm mát cooling pad. Đặt thiết bị đo nhiệt, độ ẩm trong chuồng nuôi để tiện theo dõi điều chỉnh.Nếu nuôi thỏ quy mô gia đình, có thể đặt lồng dưới gốc cây có bóng mát ngoài vườn, đầu nhà, có mái che chống mưa, nắng, gió lùa. Không nên đặt lồng thỏ trong chuồng heo hoặc chuồng gà, vừa ngột ngạt, hôi thối, vừa dễ lây lan dịch bệnh. Không nên dùng quạt trần nếu trần nhà không được xử lý cách nhiệt, vì sẽ thổi hơi nóng trên mái xuống lồng thỏ.Những ngày trời nắng nóng có thể phun nước lên mái để hạ nhiệt độ; Không được để ánh nắng chiếu trực tiếp vào lồng nuôi. Nền chuồng phải luôn khô ráo, được dọn dẹp sạch sẽ hàng ngày, định kỳ phun thuốc khử trùng chuồng nuôi.Chăm sócMùa nắng nóng, cần cho thỏ ăn nhiều thức ăn thô xanh chất lượng tốt, để vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của thỏ, vừa có tác dụng chống nóng và đảm bảo sinh lý tiêu hóa bình thường. /uploads/news/2021_08/tho.jpg Cần cho thỏ ăn nhiều thức ăn thô xanh vào mùa nóng Thức ăn thô xanh cho thỏ phải được rửa sạch bằng nước máy hoặc nước giếng khoan. Thức ăn xanh không được dự trữ quá lâu ngày; Không dùng cỏ ở những nơi lầy lội và những nơi là bãi chăn thả các loại gia súc khác làm thức ăn cho thỏ.Trong thời gian nuôi con nên cho thỏ mẹ uống thêm nước đường gluco, vitamin hoặc ăn mía để nhanh phục hồi cơ thể, tiết nhiều sữa và đàn con phát triển tốt. Sau khi thỏ đẻ, mỗi ngày chỉ nên đưa ổ đẻ vào lồng thỏ mẹ một lần để cho con bú, tránh hiện tượng thỏ mẹ chui vào ổ ỉa đái, bới ổ và dẫm đạp lên đàn con. Cần có chuồng thoáng mát để thỏ mẹ nghỉ ngơi.Với thỏ nuôi thịt mùa nắng nóng cần giãn mật độ nuôi 5 - 6 con/ô lồng chuồng.Không nên vận chuyển thỏ khi trời nắng nóng. Khi vận chuyển thỏ đi xa, cần nhẹ nhàng, không làm cho thỏ hoảng sợ, tốt nhất mỗi con một ngăn thùng. Đêm trước ngày vận chuyển, không nên cho thỏ ăn quá no. Phòng bệnh- Vệ sinh chuồng trại hàng ngày, quét dọn và rửa chuồng mỗi ngày 2 lần.- Đảm bảo cung cấp đủ nước mát cho thỏ, pha B - Complex điện giải, Gluco KC cho uống. Nước thuốc đã pha chỉ dùng trong ngày không để lưu sang ngày hôm sau.- Cho thỏ ăn vào lúc mát (sáng sớm và tối) với thức ăn đảm bảo chất lượng, bổ sung thêm rau cỏ tươi hàng ngày. Theo dõi điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày cho phù hợp, loại bỏ thức ăn thừa.- Theo dõi sát sức khỏe của đàn thỏ, phát hiện sớm những con có biểu hiện ho, sổ mũi, tiêu chảy để cách ly chăm sóc, điều trị.Nhiệt độ thích hợp để thỏ sinh trưởng và phát triển là 20 - 28,50C. Do thỏ có ít tuyến mồ hôi dưới da, cơ thể thải nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp, nếu nhiệt độ không khí tăng nhanh và kéo dài trên 350C thì thỏ thở nhanh và nông để thải nhiệt, khi đó thỏ dễ bị cảm nóng. Biểu hiện nằm doãi 2 chân sau, thở gấp, giãy giụa và chết thường xảy ra ở thỏ vỗ béo và thỏ chửa.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây