Thả các cá thể động vật hoang dã về lại rừng tự nhiên

Thứ hai - 19/10/2020 04:23 212 0
Ngày 11/10, 09 cá thể động vật hoang dã đã được Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật (Trung tâm Cứu hộ) thuộc Ban quản lý Vườn Quốc gia Bù Gia Mập phối hợp cơ quan Kiểm lâm sở tại thả về rừng tự nhiên tại Ban quản lý Vườn Quốc gia Bù Gia Mập.
Động vật hoang dã được thả trong đợt này gồm có: 01 cá thể Khỉ đuôi lợn (tên khoa học Macaca leonina), 01 cá thể Khỉ mặt đỏ (tên khoa học Macaca arctoides), 06 cá thể Trăn mốc (tên khoa học Python molurus) và 01 cá thể Tê tê java (tên khoa học Manis javanica). Đây là các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB và IIB theo quy định của Việt Nam và Quốc tế phải được bảo vệ nghiêm ngặt, nghiêm cấm dưới mọi hình thức nuôi nhốt, kinh doanh, khai thác trái pháp luật. Số động vật hoang dã nói trên đều do người dân thuộc địa bàn các huyện Đồng Phú, Chơn Thành, Bù Gia Mập, Bù Đăng và thị xã Phước Long của tỉnh Bình Phước tự nguyên giao nộp cho cơ quan Nhà nước. Sau thời gian được Trung tâm Cứu hộ tiếp nhận, nuôi dưỡng, chăm sóc và luyện tập phục hồi bản năng hoang dã, động vật khi thả đều trong tình trạng sức khỏe tốt, thích nghi và hòa nhập nhanh với môi trường tự nhiên. Tại buổi thả có rất đông người dân địa phương và khách du lịch trong nước, khách quốc tế đang tham quan tại Ban quản lý Vườn Quốc gia Bù Gia Mập tham gia chứng kiến quá trình thả nên đã lan tỏa rộng rãi được thông điệp tuyên truyền về bảo vệ động vật rừng. /uploads/news/2020_10/tete.png Cá thể Tê tê java thuộc loài nguy cấp, quý hiếm nằm trong danh mục ưu tiên bảo vệ được thả về môi trường tự nhiên Theo ông Trần Văn Trưởng – Giám đốc Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật cho biết: sau hoạt động tái thả, đơn vị sẽ tiếp tục theo dõi, kiểm tra và giám sát chặt chẽ quá trình thích nghi và hoà nhập của động vật khi trở lại môi trường sống tự nhiên để kịp thời có các giải pháp phù hợp cho động vật có thể tồn tại và phát triển tốt hơn. Việc cứu hộ thành công và thả được động vật hoang dã về môi trường tự nhiên đã làm gia tăng số lượng cá thể động vật rừng hiện có lên, qua đó góp phần lớn vào quá trình bảo tồn đa dạng sinh học, tạo cân bằng hệ sinh thái tại Ban quản lý Vườn Quốc gia Bù Gia Mập nói riêng và toàn tỉnh Bình Phước nói chung./.
Tác giả bài viết: Trần Thị Chinh
Nguồn tin: Trung tâm nghiên cứu và Phát triển cây điều

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây