Xây dựng chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh động vật phục vụ xuất khẩu
Nguyễn Quang
2021-04-28T22:54:07-04:00
2021-04-28T22:54:07-04:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-doan-the/Xay-dung-chuoi-vung-an-toan-dich-benh-dong-vat-phuc-vu-xuat-khau-2187.html
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2021_04/a.binh_4.jpg
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Ngày 28/4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp UBND tỉnh Bình Phước tổ chức hội nghị triển khai xây dựng chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh (ATDB) động vật phục vụ xuất khẩu.
Chủ trì Hội nghị là Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Phùng Đức Tiến, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các Sở NN và PTNT các tỉnh, thành phố xây dựng vùng an toàn dịch bệnh. Giám đốc Sở Nguyễn Thanh Bình, PGĐ Sở Trần Văn Phương, Chi cục Chăn nuôi và thú y. Đại diện lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Bình Phước. Hiện nay, cả nước có trên 2.285 cơ sở, vùng ATDB, gồm 01 vùng cấp tỉnh (TP. Hồ Chí Minh an toàn với 03 bệnh: dại, lao, sảy thai truyền nhiễm ở gia súc), 30 vùng cấp huyện, 131 cơ sở cấp xã và 2.122 cơ sở, trang trại, hợp tác xã chăn nuôi tại 54 tỉnh, thành phố. /uploads/news/2021_04/a-tien-chi-hien.jpg Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền chủ trì Hội nghịTại Bình Phước, từ năm 2018, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) đã hỗ trợ Công ty TNHH CPV Food xây dựng thành chuỗi sản xuất thịt gà ATDB để xuất khẩu. Chuỗi sản xuất từ nhà máy thức ăn, con giống, trang trại chăn nuôi gà thương phẩm, nhà máy giết mổ, chế biến sản phẩm xuất khẩu hình thành trên phạm vi 6 huyện: Đồng Xoài, Chơn Thành, Hớn Quản, Bình Long, Đồng Phú và Bù Đăng. Cuối năm 2020 đã có lô hàng đầu tiên xuất khẩu đi Hồng Kông - Trung Quốc. Dự kiến trong năm 2021 sẽ tiếp tục xuất khẩu sang các nước: Lào, Campuchia, Myanmar, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Philippines, Sri Lanka, Mông Cổ và Trung Đông. /uploads/news/2021_04/a.binh_3.jpg Giám đốc Sở Nguyễn Thành Bình báo cáo tại Hội nghịBáo cáo tại Hội nghị Giám đốc Sở Nguyễn Thanh Bình cho biết, trong những năm qua, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh liên tục phát triển và tăng trưởng khá tốt. Năm 2020, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm 20% so với toàn ngành nông nghiệp. Hầu hết dự án đầu tư mới là chăn nuôi công nghiệp, công nghệ chuồng kín, hiện đại, có hệ thống làm mát, hệ thống cung cấp nước tự động, 40% sử dụng silo để chứa thức ăn và cho ăn tự động trong các trang trại. Trên địa bàn tỉnh hiện có trên 10 tập đoàn chăn nuôi lớn đã đầu tư như: CP, Japfa, Emivest, CJ, Hòa Phước, Thái Việt Swine Line, Tân Long, New Hope, Vietswan, Dabaco, Sunjin, Velmar…; và có trên 260 doanh nghiệp, công ty xây trang trại cho các tập đoàn chăn nuôi thuê với tổng số 400 trang trại. Tính đến hết quý 1 năm 2021, Bình Phước có thêm 14 dự án đề xuất chủ trương chăn nuôi, quy mô 1.700 con heo nái sinh sản, 73.000 con heo thịt; 86.000 con gà thịt và 8.000 con vịt thịt; với tổng diện tích khoảng 184,75ha. /uploads/news/2021_04/hinh-chu-thich.jpg Bản đồ phân bố các huyện được công nhận vùng ATDB đối với bệnh cúm gia cầm và Niu-cát-xơn Chăn nuôi theo chuỗi đang được Bình Phước và các nhà đầu tư chú trọng phát triển, đã có các chuỗi sản phẩm gà đạt điều kiện xuất khẩu. Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 nhà máy ấp trứng gia cầm, 2 nhà máy chế biến thức ăn gia súc và 1 nhà máy giết mổ và chế biến gia cầm; tỉnh đã và đang xây dựng chuỗi thịt gà an toàn dịch bệnh xuất khẩu quy mô 50 - 100 triệu con gà/năm. Các hợp tác xã, tổ hợp tác chăn nuôi cũng đã bắt đầu hình thành và được quan tâm hơn. Sản xuất chăn nuôi đã tạo ra khối lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong tỉnh và khoảng 70% tiêu thụ ngoài tỉnh. Chăn nuôi phát triển, cơ sở hạ tầng đường, điện nông thôn được đầu tư mở rộng, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống dân cư nông thôn đã góp phần tích cực trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã có 61 cơ sở chăn nuôi gia cầm (chiếm 65,6% tổng số trại gia cầm) và 111 cơ sở chăn nuôi heo (chiếm 36% tổng số trại heo) được công nhận ATDB đối với bệnh lở mồm long móng và dịch tả heo cổ điển, trong đó có 13 cơ sở được công nhận thêm bệnh dịch tả heo Châu Phi. Tỉnh cũng đã triển khai thực hiện xây dựng vùng ATDB đối với gà tại 6 huyện, thị xã, thành phố: Đồng Xoài, Chơn Thành, Hớn Quản, Bình Long, Đồng Phú, Bù Đăng./.
Tác giả bài viết: Nguyễn Quang