Lễ Ký kết Chương trình phối hợp giữa Sở NN và PTNT và Hội Nông dân tỉnh

Thứ năm - 28/04/2022 04:56 428 0
Sáng ngày 27/4, Sở Nông nghiệp và PTNT và Hội Nông dân tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2022-2025. Tham dự buổi lễ có Giám đốc Sở Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đào Thị Lanh và đại diện lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị hai cơ quan.
I. Mục tiêu của chương trình phối hợp:
- Tăng cường sự phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và PTNT và Hội nông dân tỉnh trong tuyên truyền, vận dộng nông dân thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, chuyển đổi tư duy về phát triển kinh tế nông thôn, cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và tạo dựng hình ảnh người nông dân thế hệ mới có kiến thức, kỹ năng, tay nghề cao và khả năng ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.
- Phát huy hiệu quả vai trò, chức năng, nhiệm vụ của hai cơ quan trong thực thi nhiệm vụ hỗ trợ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã kết nối tiêu thụ sản phẩm; đảm bảo an toàn thực phẩm; vệ sinh môi trường nông thôn góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hội viên, nông dân, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Giám đốc Sở Nguyễn Thanh Bình và Chủ tịch Hội Nông dân
tỉnh ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2022-2025
II. Một số nội dung phối hợp tiêu biểu
1. Phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp
- Đẩy mạnh ứng dụng KHCN sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững: Phấn đấu đến năm 2025 nâng tỷ lệ diện tích sản xuất nông nghiệp tốt được cấp chứng nhận VietGAP; GlobalGAP và chứng nhận hữu cơ cho 111 mô hình;
- Đăng ký và quản lý mã vùng trồng và tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp: Phấn đấu đến năm 2025 số lượng vùng trồng được cấp mã đủ điều kiện xuất khẩu đạt khoảng 150 mã số. Trong đó ưu tiên các vùng sản xuất chuyên canh, các vùng nguyên liệu chế biến tại các HTX, THT; hằng năm duy trì giám sát các vùng trồng đã được cấp mã số đảm bảo tuân thủ đúng quy định.
- Công tác bảo đảm An toàn thực phẩm: Đảm bảo 100% các hộ dân ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm. Cấp chứng nhận VietGAP; GlobalGAP và chứng nhận hữu cơ cho 111 mô hình; hỗ trợ dán nhãn sản phẩm và tem truy suất nguồn gốc cho 111 sản phẩm;
- Tham gia xây dựng và phát triển mô hình hỗ trợ liên kết chuỗi giá trị tiêu thụ sản phẩm cho 50 trang trại; hợp tác xã;
2. Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp
- Phấn đấu đến năm 2025 có 50% số lượng Hội nông dân cấp xã đều có cán bộ am hiểu nhiệm vụ và có kỹ năng tư vấn phát triển hợp tác xã.
- Tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn thành lập, xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã trong nông nghiệp, nông thôn. Tập trung vào vận động, hỗ trợ nông dân tham gia xây dựng các hợp tác xã để phát triển các vùng nguyên liệu tập trung.
- Xây dựng các mô hình: Hội quán nông dân; CLB nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
3. Phối hợp trong xây dựng nông thôn mới
3.1 Thực hiện nếp sống văn minh, bảo vệ môi trường nông thôn
Phấn đấu tới năm 2025 toàn tỉnh có 90/90 xã đạt tiêu chí Môi trường và An toàn thực phẩm (đạt tỷ lệ 100%).
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, nâng cao năng lực, chuyển đổi tư duy, nhận thức và hành động của hội viên, nông dân về tác động của môi trường, an toàn thực phẩm, nước sạch đến sức khỏe con người và các hoạt động sản xuất.
- Tuyên truyền vận động nông dân phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, khu dân cư kiểu mẫu, tham gia tích cực cải tạo cảnh quan nông thôn xanh – sạch - đẹp.
- Phát huy sáng kiến và sự tham gia của nông dân trong xây dựng các mô hình thu gom, phân loại, xử lý rác thải và thực hiện giám sát hoạt động bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn.
3.2 Phát triển sản phẩm OCOP và du lịch nông nghiệp nông thôn
- Đẩy mạnh triển khai Chương trình OCOP xây dựng mỗi xã một sản phẩm OCOP (111 sản phẩm/111 xã); phát triển du lịch nông nghiệp, hoạt động kết nối cung - cầu nông sản, sản phẩm OCOP gắn với chuyển đổi số, trong phát triển sản xuất, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP của tỉnh, hỗ trợ kết nối tiêu thụ cho các sản phẩm OCOP cho nông dân.
- Triển khai sáng kiến “mỗi nông dân là một thương nhân” gắn với Chương trình OCOP, nâng cao năng lực, kỹ năng về công nghệ số gắn với hoạt động tuyên truyền, kết nối sản phẩm OCOP, thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp.
4. Tổ chức thực hiệu quả hoạt động đào tạo nghề, huấn luyện nông dân nhằm nâng cao năng lực cộng đồng, vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới.
Tác giả bài viết: Nguyễn Quang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây