Quy định quản lý nhà nước đối với hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Nguyễn Quang
2018-05-11T00:07:41-04:00
2018-05-11T00:07:41-04:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/hoc-tap-tam-guong-dao-duc-hcm/Quy-dinh-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-hoat-dong-chan-nuoi-gia-suc-gia-cam-tren-dia-ban-tinh-Binh-Phuoc-1671.html
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2018_05/091506_lo-n-1.jpeg
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Ngày 27/4/2018, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 25/2018/QĐ-UBND quy định quản lý nhà nước đối với hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh gồm những nội dung chính như sau:
1. Quy định về tiêu chí xác định quy mô cơ sở chăn nuôi a. Cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại là cơ sở chăn nuôi đạt tiêu chí theo hướng dẫn tại Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định tiêu chí và thủ tục câp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, với số lượng động vật được cụ thể tại khoản 8, Điều 2 quy định quy hoạch chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 48/2017/QĐ-UBND ngày 13/11/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước. b. Cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ là cơ sở chăn nuôi có số lượng động vật dưới số lượng như ở Khoản 1 Điều này.2. Về địa điểm, vị trí xây dựng cơ sở a. Đối với cơ sở chăn nuôi theo quy mô trang trại - Địa điểm, vị trí xây dựng cơ sở theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 5 quy định quy hoạch chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2017 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 48/2017/QĐ-UBND ngày 13/11/2017 của UBND tỉnh.- Cơ sở chăn nuôi xây dựng mới phải nộp hồ sơ đề nghị thẩm định về địa điểm, vị trí trước khi xây dựng. Trình tự, thủ tục thực hiện theo bộ thủ tục hành chính do Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước công bố. - Nơi xây dựng cơ sở chăn nuôi phải có nguồn nước sạch và đủ trữ lượng cho chăn nuôi.b. Đối với cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ - Vị trí xây dựng chuồng nuôi phải tách biệt với nhà ở và đảm bảo không gây ảnh hưởng đến cộng đồng xung quanh về chất thải, khí thải, tiếng ồn. - Không được làm chuồng nuôi trên sông, suối, kênh rạch công cộng, hành lang bảo vệ và mặt hồ chứa thủy lợi, hành lang bảo vệ và mặt hồ chứa thủy điện.3. Các giấy tờ pháp lý có liên quana. Đối với cơ sở chăn nuôi theo quy mô trang trạiCơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại phải có các giấy tờ sau trong quá trình hoạt động: - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư. - Quyết định phê duyệt báo cầo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, Giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường, Giấy xác nhận đãng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. - Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y theo quy định.- Các giấy tờ khác có liên quan.- Cơ sở chăn nuôi trước khi đưa vào hoạt động phải nộp hồ sơ đề nghị thẩm định và cấp các giấy tờ trên. Trình tự, thủ tục thực hiện theo bộ thủ tục hành chính do Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước công bố.b. Đối với cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ - Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, Giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường, Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường (Đối với các hộ chăn nuôi có diện tích chuồng trại từ 50m2 trở lên theo quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ). - Thực hiện ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn theo mẫu quy định tại Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.4. Yêu cầu về chuồng trại a. Đối với cơ sở chăn nuôi theo quy mô trang trại- Cơ sở chăn nuôi phải có tường hoặc hàng rào bao quanh nhằm kiểm soát được người và động vật ra vào trại.- Cơ sở chăn nuôi phải bố trí riêng biệt các khu: Khu chăn nuôi; khu vệ sinh, khử trùng thiết bị chăn nuôi; khu tắm rửa, khử trùng, thay quần áo cho công nhân và khách thăm quan; khu cách ly động vật ốm, động vật nhập mới; khu mổ khám lâm sàng và lấy bệnh phẩm; khu tập kết và xử lý chất thải, xác động vật chết; khu làm việc của cán bộ chuyên môn; các khu phụ trợ khác (nếu có).- Thiết kế xây dựng chuồng nuôi, kho thức ăn, kho thuốc thú y, kho hóa chất và thuốc sát trùng, kho thiết bị...; Các thiết bị, dụng cụ sử dụng trong chăn nuôi phù hợp theo quy chuẩn hiện hành.b. Đối với cơ sở chăn nuôi hộ gia đình, nhỏ lẻ- Chuồng nuôi dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc; phải có nơi để chứa, ủ chất thải rắn, có hố để xử lý chất thải lỏng đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.- Tùy vào quy mô chăn nuôi có thiết kế xây dựng chuồng nuôi, kho thức ăn, kho thuốc thú y, kho hoá chất và thuốc sát trùng, kho thiết bị...; Các thiết bị, dụng cụ sử dụng trong chăn nuôi phù hợp.5. Yêu cầu về con giống: Con giống gia súc, gia cầm đưa vào chăn nuôi phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Phải nằm trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh. - Phải khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, có giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định.6. Yêu cầu về sử dụng thuốc thú y, thức ăn chăn nuôia. Thuốc thú y sử dụng trong quá trình chăn nuôi phải nằm trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam. Không được phép sử dụng nguyên liệu thuốc thú y để phòng, ừị bệnh cho động vật.b. Cơ sở chăn nuôi được phép sử dụng thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi sản xuất để tiêu thụ nội bộ, thức ăn chăn nuôi theo tập quán trong quá trình chăn nuôi. Riêng thức ăn chăn nuôi thương mại phải có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam.Không được phép sử dụng chất cấm trong chăn nuôi dưới bất cứ hình thức nào trong quá trình chăn nuôi.7. Yêu cầu về phòng, chống dịch bệnha. Thực hiện việc phòng bệnh, giám sát dịch bệnhTrong quá trình chăn nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho động vật và giám sát dịch bệnh. Cụ thể như sau: b. Thực hiện công tác phòng bệnh động vật theo quy định tại Điều 15 của Luật Thú y 2015 và Điều 3 Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.Riêng đối với cơ sở chăn nuôi theo quy mô trang trại, phải tuân thủ yêu câu vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi để phòng bệnh cho động vật; việc lây mẫu giám sát bệnh định kỳ hoặc lấy mẫu giám sát tiêm phòng theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT.c. Thực hiện việc giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Thú y năm 2015.d. Thực hiện các nội dung liên quan đến chống dịch động vật- Thực hiện việc khai báo dịch bệnh động vật cho nhân viên thú y cấp xã, UBND cấp xã hoặc Trạm Chăn nuôi - Thú y cấp huyện khi phát hiện động vật mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm hoặc chết bất thường mà không rõ nguyên nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Thú y nãm 2015 và khoản 1 Điều 7 Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT. - Thực hiện các biện pháp xử lý ổ dịch bệnh; xử lý bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh và sản phẩm động vật mang mầm bệnh theo quỵ định tại Điều 25, khoản 3 Điều 28, khoản 2 Điều 29, khoản 1 và khoản 6 Điều 30 của Luật Thú y năm 2015 và Điều 10 Thông tư số 07/2016/TT- BNNPTNT.c. Yêu cầu về kiểm dịch động vật- Chủ cơ sở chăn nuôi khi nhập động vật từ ngoài tỉnh Bình Phước về cơ sở phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật tại nơi xuất phát.- Chủ vật nuôi khi có nhu cầu vận chuyển động vật ra khỏi tỉnh Bình Phước phải thực hiện việc kiểm dịch động vật theo quy định và quy trình tại Chương II Luật Thú y năm 2015 và Chương II Thông tư số 25/2016/TT- BNNPTNT ngàỵ 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.8. Yêu cầu về xử lý chất thải chăn nuôia. Các cơ sở chăn nuôi bắt buộc phải có hệ thống, giải pháp xử lý chất thải đảm bảo đạt quy chuẩn môi trường trong quá trình chăn nuôi. Nghiêm cấm việc thải trực tiếp chất thải chưa xử lý đạt quy chuẩn quy định ra môi trường xung quanh.b. Xử lý chất thải lỏngCác chất thải lỏng từ hoạt động chăn nuôi phải được dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến khu xử lý bằng đường thoát riêng; phải được xử lý, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật theo quy định hiện hành trước khi thải ra môi trường.c. Xử lý chất thải rắn- Chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi phải được thu gom hàng ngày và xử lý bằng nhiệt, hóa chất hoặc bằng ché phẩm sinh học phù hợp. Chất thải rắn trước khi thải ra môi trường phải được xử lý đảm bảo vệ sinh dịch tễ theo quy định pháp luật thú y hiện hành. Nghiêm cấm việc chuyển giao, bán, cho, tặng chất thải rắn chưa xử lý cho các cá nhân, đơn vị không có chức năng xử lý. Khi chất thải rắn được mang đi xử lý bên ngoài cơ sở chăn nuôi phải đảm bảo quy định về vận chuyển chất thải hiện hành.- Đối với động vật mắc bệnh; xác động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh thuộc danh mục các bệnh phải công bỗ dịch thì phải thực hiện tiêu hủy bắt buột theo hướng dẫn tại phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT- BNNPTNT ngày 31/5/2016.
Tác giả bài viết: Nguyễn Quang
Nguồn tin: tuoitre.vn