Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, thời gian qua hiện tượng buôn bán, vận chuyện trái phép trâu, bò qua biên giới miền trung và miền nam vào Việt Nam diễn ra khá phổ biến, phức tạp, đặc biệt là biên giới với Lào, Campuchia làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm như bệnh Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục,… không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm, có nguy cơ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi trong nước, sức khỏe người dân.
Bình Phước là tỉnh tiếp giáp với Vương quốc Campuchia có đường biên giới dài, có nhiều cửa khẩu và lối mở; việc buôn bán, vận chuyện trái phép trâu, bò qua biên giới làm gia tăng nguy cơ các loại dịch bệnh xâm nhập, phát sinh và lây lan trên địa bàn tỉnh.
Để kiểm soát tốt việc vận chuyển trâu, bò qua biên giới, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện, cấp xã triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp kiểm soát buôn bán, vận chuyện trái phép trâu, bò sản phẩm từ trâu, theo đó cần tập trung một số nội dung sau:
1. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nhất là qua hệ thống đài truyền thanh cơ sở, họp cộng đồng về các loại dịch bệnh nguy hiểm, nguy cơ, nguyên nhân phát sinh và giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; người chăn nuôi mua con giống từ cơ sở uy tín, nguồn gốc rõ ràng, không mua trâu, bò nhập trái phép về nuôi, được tiêm phòng đầy đủ các bệnh bắt buộc theo quy định; tham gia giám sát và tố giác các trường hợp vận chuyển, kinh doanh gia súc, sản phẩm từ gia súc trái phép qua biên giới.
- Tăng cường công tác kiểm soát giết mổ gia súc; bảo đảm trâu, bò nhập lò phải được kiểm tra dịch bệnh, có nguồn gốc rõ ràng, được tiêm phòng các bệnh bắt buộc phải tiêm phòng theo quy định, kịp thời phát hiện trâu, bò nhập lậu trái phép đưa vào giết mổ và xử lý theo quy định.
- Tăng cường hoạt động Đội kiểm tra liên ngành của huyện, thị xã, thành phố (Công an, quản lý thị trường, nông nghiệp, thú y,…) trong việc kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ trâu, bò và các sản phẩm trâu, bò không bảo đảm yêu cầu về nguồn gốc, phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Các huyện biên giới (Lộc Ninh, Bù Đốp và Bù Gia Mập) phối hợp các cơ quan chức năng liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyện trái phép trâu, bò, sản phẩm từ trâu, bò vào Việt Nam; bảo đảm sớm chấm dứt tình trạng nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép trâu, bò vào Việt Nam tại các đường mòn, lối mở,…tại các khu vực biên giới với Campuchia. Trường hợp bắt được các lô hàng trâu, bò sản phẩm từ trâu, bò vận chuyển bất hợp pháp thì phải tiêu hủy theo quy định.
2. Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Sở, ngành liên quan tăng cường kiểm soát vận chuyển trâu, bò qua biên giới trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh:
+ Thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất tỉnh theo đúng quy định pháp luật.
+ Duy trì, tăng cường hoạt động 02 chốt kiểm soát dịch bệnh tạm thời (01 chốt tại xã Tân Lập - huyện Đồng Phú và 01 chốt tại phường Thành Tâm - thị xã Chơn Thành). Phối hợp cảnh sát giao thông và lực lượng chức năng liên quan kiểm soát chặt chẽ các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra vào địa bàn tỉnh qua các chốt. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép, nhất là vận chuyển trâu, bò từ khu vực biên giới.
3. Cục Quản lý thị trường – Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh.
- Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh, đặc biệt đối với các trường hợp vận chuyển, buôn bán trái phép trâu, bò vào Việt Nam.
- Phối hợp chặt chẽ, chủ động chia sẻ thông tin, dữ liệu với Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan.
4. Công an tỉnh
- Chủ động thành lập các chuyên án, điều tra, đấu tranh và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò sản phẩm từ trâu, bò vào Việt Nam.
- Chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông phối hợp, tham gia thực hiện nhiệm vụ tại 02 chốt kiểm dịch động vật tạm thời theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
5. Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh
Có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của các Sở, ngành và chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn nhập lậu trâu, bò, sản phẩm trâu, bò trên tuyến biên giới, cửa khẩu, đường mòn, lối mở. Tuyên truyền cho nhân dân khu vực biên giới không tham gia hoặc tiếp tay cho việc vận chuyển, kinh doanh trâu, bò, sản phẩm trâu, bò nhập khẩu trái phép, đồng thời thực hiện tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn, phòng, chống dịch bệnh.
6. Các Sở, ban, ngành khác liên quan.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo các đơn vị, lực lượng chức năng phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm soát vận chuyển trâu, bò qua biên giới. Tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nhất là các khu vực biên giới về tác hại và các quy định, xử lý đối với việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ, kinh doanh trâu, bò và sản phẩm trâu, bò trái phép qua biên