Bình Phước: Hiện trạng sản xuất, chế biến điều

Thứ hai - 30/09/2013 03:55 2.987 0
Cây điều luôn được xác định là loại cây trồng chủ lực của tỉnh. Trong những năm gần đây, mặc dù ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, biến động thị trường, sự cạnh tranh của cây trồng khác làm cho diện tích điều tụt giảm, nhưng năng suất vẫn khá ổn định.
Hiện trạng sản xuất Diện tích, năng suất, sản lượng Theo số liệu của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, tổng diện tích điều của cả tỉnh tăng mạnh từ năm 2005 đến 2007, tăng từ khoảng 116.000 ha lên khoảng 170.000 ha; giảm dần từ năm 2007 trở về đây xuống còn khoảng 140.000 ha. Năng suất điều bình quân qua các năm không thay đổi rõ rệt, dao động khoảng 1-1,2 tấn/ha, riêng năm 2009 thấp nhất chỉ đạt khoảng 900 kg/ha. Sản lượng điều giảm từ khoảng 156 ngàn tấn (2007) xuống còn khoảng 141 ngàn tấn (2012), do diện tích giảm. Đa số diện tích điều chủ yếu vẫn là giống trồng từ hạt Theo Trung tâm Giống Nông lâm nghiệp tỉnh Bình Phước, qua điều tra, khảo sát, một số giống điều cho kết quả tốt tại địa phương như PN1, LG1, CH1, MH4/5, MH5/4 và các giống chọn lọc có triển vọng như PL18, ĐP41, ĐP27, BĐ44. Hiện nay, cả tỉnh đã có khoảng 30 ngàn ha điều trồng mới bằng giống mới chiểm khoảng 25,5% diện tích điều của tỉnh. Tuy nhiên, diện tích điều còn lại chủ yếu được trồng bằng hạt, trong số này có trên 30% diện tích điều già cỗi cần cải tạo. Kỹ thuật canh tác, công tác khuyến nông góp phần nâng cao năng suất, chất lượng điều Ông Võ Đình Khánh, Phó Giám Đốc Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư cho biết, trong những năm qua, việc sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuật và các hoạt động khuyến nông đối với cây điều không ngừng được đẩy mạnh, công tác tập huấn cho nông dân về thâm canh tăng năng suất điều luôn được chú trọng. Trung tâm đã tổ chức các lớp tập huấn cho bà con nông dân về Kỹ thuật tỉa cành tạo tán, các biện pháp về phòng, trừ sâu bệnh, bón phân cân đối cho cây điều. Đồng thời, triển khai các mô hình trình diễn thâm canh tăng năng suất, sử dụng phân bón cân đối, hiệu quả trên cây điều; mô hình xen cacao dưới tán điều, mô hình 03 tầng canh tác cacao dưới tán điều, gừng dưới tán cacao; mô hình tạo thảm phủ lạc dại trong vườn điều. Từ những hoạt động khuyến nông trên đã khuyến khích nhiều nông hộ trồng điều làm theo, đạt hiệu quả cao về tăng năng suất, chất lượng, thu nhập trên đơn vị diện tích điều. Tình hình chế biến điều tại địa phương Theo ông Phan Văn Đon, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT, thực trạng thu mua hạt điều chủ yếu qua các thương lái mạnh ai nấy mua, nông dân thu hoạch xong bán ngay cho thương lái rất thuận tiện không phải đi xa, phơi, bảo quản, cất trữ trái lại dễ bị làm giá, ép giá, sản phẩm dễ bị ngâm trộn kém chất lượng và không biết giá trị thực của hạt điều. Nông dân chưa có liên kết với nhà máy chế biến, chưa có liên kết giữa sản xuất- thu mua-chế biến hạt điều, chưa hình thành trên quan điểm chia sẻ quyền lợi một cách hợp lý, hầu hết các doanh nghiệp thu mua, chế biến sản phẩm điều không tổ chức đầu tư cho vùng nguyên liệu và ký hợp đồng liên kết, tiêu thụ sản phẩm với người trồng mà thu mua thông qua mạng lưới thương lái tại các địa phương. Do vậy cần tổ chức liên kết sản xuất, cơ chế chính sách giữa người sản xuất với doanh nghiệp. /uploads/news/2013_09/sam_2517.2.jpg Ông Phan Văn Đon, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, đã có buổi làm việc với đại diện lãnh đạo Cục Trồng trọt về hiện trạng sản xuất điều tại địa phương Theo Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản & Thủy sản, hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 201 công ty TNHH và doanh nghiệp (109 công ty và 82 doanh nghiệp) và khoảng 400 cơ sở chế biến hạt điều trong đó có khoảng 31 doanh nghiệp với tổng công suất đạt khoảng 81 ngàn tấn hạt/năm tham gia hoạt động xuất khẩu đạt khoảng gần 19 ngàn tấn/năm 2012, đến tháng 9/2013 khoảng trên 14 ngàn tấn, các cơ sở này có thể đáp ứng được công tác chế biến hạt điều của tỉnh. Cũng theo Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản & Thủy sản, trên địa bàn tỉnh hiện chỉ có 1 đơn vị chế biến dầu vỏ hạt điều. Nhưng công suất đang còn ở mức khiêm tốn. Chế biến sản phẩm sau nhân điều (nhân điều rang muối, chiên dầu, kẹo, bánh). Tuy nhiên, các doanh nghiệp rất khó khăn về nguồn nguyên liệu, vốn, nhiều cơ sở chế biến gia công nhỏ lẽ làm chất lượng sản phẩm về vệ sinh an toàn thực phẩm chưa cao, gian lận thương mại trong sản xuất điều còn phổ biến, mặc dù ở vùng trung tâm sản xuất điều nhưng chưa có nhà máy, doanh nghiệp nào có vùng nguyên liệu của mình, chưa có cam kết nào với người sản xuất nên còn bị động về nguyên liệu, an toàn thực phẩm và bị cạnh tranh mạnh của các doanh nghiệp ngoài tỉnh dẫn đến tranh mua tranh bán, cạnh tranh không lành mạnh làm thiệt hại không nhỏ tới người sản xuất và uy tín doanh nghiệp điều trong tỉnh./.
Tác giả bài viết: Tuyết Nhung-VP Sở
Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và thú y:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây