Cách pha một số chế phẩm sử dụng trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Quang
2020-06-16T05:20:15-04:00
2020-06-16T05:20:15-04:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-dia-phuong/Cach-pha-mot-so-che-pham-su-dung-trong-san-xuat-nong-nghiep-huu-co-2054.html
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2020_06/rauhc.jpg
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Để hạn chế sử dụng hóa chất trong nông nghiệp, giải pháp sử dụng các chất hữu cơ và phân ủ thay thế cho phân vô cơ, trồng cây luân canh, xen canh, canh tác theo phương pháp tự nhiên đang được nhiều người sản xuất áp dụng. Chúng tôi giới thiệu một số sản phẩm thảo dược đã được pha chế thành phẩm sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Cụ thể:
1- Hoạt chất: Azadirachtin là dịch chiết từ cây Neem Ấn Độ và cây xoan Trung Quốc: Bio Azadi 0.3SL; Boaza 0.3EC, 0.6EC; Super Fitoc 5EC, 10EC, Vineem 1500EC, Neem Nim Xoan Xanh green 0.15 EC, 0.3 EC, Altivi 0.3EC 2- Hoạt chất Matrine là dịch chiết từ cây khổ sâm, là thuốc trừ sâu sinh học có phổ tác dụng rộng, trừ sâu và nhện trên nhiều loại cây trồng: Kobisuper 1SL; Sokupi 0.36SL, 0.5SL; Đầu trâu Jolie 1.1SP, Agri-one 1SL. 3- Hoạt chất Rotenone có nhiều trong rễ cây dây mật: Bin 10EC, 25EC, Newfatoc 50SL, Dibaroten 5WP, Limate 7.5 EC… phòng trừ tuyến trùng dùng 15-30 lít/ha tưới gốc. 4- Từ đất sét, vôi và các vật liệu bột khác có thể sử dụng như sau: Sử dụng bất cứ loại bột mịn nào như đất sét, bột đá ong, vôi dùng trong nông nghiệp, bột mì, phấn, bột đá… để tiêu diệt các đối tượng sâu bệnh như: kiến, rệp vừng, bọ cánh cứng, sâu bướm, sâu ngài đêm, trứng của côn trùng, ấu trùng, bét, ốc sên, rệp bầu bí, bọ xít, bọ phấn trắng, sâu hại bắp cải… Cách làm: Rắc bột mịn lên trên lá cây, lên côn trùng (rệp vừng, bét, thrip, bọ phấn trắng) hoặc lên trên trứng của chúng. Vôi bột rắc lên con sên nhỏ màu đen cũng rất hiệu quả đồng thời vôi bột cũng được khuyến cáo dùng để kiểm soát bọ cánh cứng nhỏ. Có thể rắc bột đất sét và đá ong lên lá để tránh các loại sâu bọ hút nhựa (rầy rệp , bét, bọ xít, sâu đục héo ngọn,…). Tuy nhiên phương pháp này chỉ là tạm thời, đặc biệt là trong mùa mưa. Rắc bột vào xung quanh gốc cây để tránh bất cứ loại côn trùng nào bò lên cây (kiến, sên, ốc sên, bọ cánh cứng, sâu ngài đêm… hoặc đẻ trứng trong đất gần gốc cây. Pha bột với nước đẻ phun lên cây: Cho bột vào nước và khuấy đều cho đến khi hỗn hợp lỏng như súp. Để hỗn hợp ở trong thùng một vài phút và gạn sang một thùng khác để loại bỏ cặn ở đáy thùng. Bỏ vào hỗn hợp trên một ít xà phòng hay nước rửa chén, khuấy đều cho đến khi trên bề mặt có một ít bọt. Cho vào thùng tưới (có vòi hoa sen) phun lên cây hoặc lá cây. Dùng khi thời tiết khô ráo để cho chất lỏng có thời gian bốc hơi và chất bột cứng lại xung quanh côn trùng. Phun bằng vôi rất hiệu quả với loài sâu đo và bột mì hiệu quả với rệp, bét, bọ phấn trắng và bọ trĩ. Phun hỗn hợp gồm 4 cốc bột mì, nửa cốc sữa chua và 20 lít nước để diệt trứng, ấu trùng và rệp vừng, bét, bọ phấn trắng và rầy rệp đã trưởng thành. Dùng đất sét ẩm để bịt các vết thương ở trên cây thân gỗ, kể cả những vết do sâu cắn đục (có thể cho thêm một ít xi măng, mát- tít hoặc vôi dùng trong xây dựng để cho bền) và làm nhẵn bề mặt. Bón vôi vào đất chua cũng làm giảm sự phá hoại của sâu ngài đêm và sâu gây hại đến bắp cải. Lưu ý: Các phương pháp này hiệu quả trong một thời gian ngắn và chỉ sử dụng khi cần thiết, tùy thuộc chủ yếu vào thời tiết và côn trùng. Việc sử dụng thường xuyên đất sét pha chế không có hại cho đất khi đất có nhiều chất hữu cơ, nhưng đất sét và một số bột khác có thể làm cho bề mặt của đất cứng lại trong điều kiện đất xấu, hàm lượng mùn và hữu cơ kém. Vôi dùng trong xây dựng có thể dùng trộn với nước và phun sau khi đã để vài ngày cho hết nóng. Không bao giờ được dùng vôi để rải lên lá vì có thể làm cháy lá. Việc sử dụng vôi dùng trong nông nghiệp lúc đầu sẽ có lợi cho đất chua, nhưng đất có thể bị kiềm nếu rắc vôi nhiều lần và quá thường xuyên, hoặc những vườn canh tác trong nhà kính cần kiểm tra PH đất tránh việc dùng vôi quá nhiều. Không để cho bột vôi dính vào thân của cây non. 5. Tự pha chế dung dịch dinh dưỡng từ các loại trái cây Nguyên vật liệu: chuối chín, đu đủ chín, cuống rau, rau cải, rau lang, ngải cứu, đường, hộp đựng (xô). Các bước tiến hành: Bước 1: Băm hoặc thái nhỏ nguyên liệu Bước 2: Cho nguyên liệu đã băm vào xô, chậu Bước 3: Bổ sung đường tỷ lệ 1:0,3 à đậy kín hộp đựng Bước 4: Sau 30 – 45 ngày, lọc lấy nước cho vào chai (lọ) để nơi râm mát tránh ánh sáng. Lưu ý: Không được đổ đầy chai vì có ga Bước 5: Khi sử dụng, pha từ 50-100ml nước ngâm hoa quả trên với 10 lít nước để phun cho cây.
Nguồn tin: Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú