Trách nhiệm của chủ vật nuôi trong công tác phòng, chống dịch bệnh
Lê Thị Thúy Hồng
2017-07-27T03:20:36-04:00
2017-07-27T03:20:36-04:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-dia-phuong/Trach-nhiem-cua-chu-vat-nuoi-trong-cong-tac-phong-chong-dich-benh-1516.html
/themes/egov/images/no_image.gif
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Thời gian qua, ngành chăn nuôi tỉnh đã có những bước phát triển mạnh mẽ, trên địa bàn tỉnh hiện có 291 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung với hàng nghìn con gia súc, gia cầm, cho nên công tác phòng chống dịch bệnh là một việc rất quan trọng.
Với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, Chi cục Chăn nuôi và thú y đã thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh như tuyên truyền thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, VietGAHP…; giám sát chặt chẽ dịch bệnh động vật tại cơ sở; tiêm phòng; khử trùng tiêu độc; thanh tra, kiểm tra; xây dựng cơ sở an toàn dịch. Cho nên, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi đã ổn định, tạo sự yên tâm cho người chăn nuôi, góp phần khuyến khích nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đầu tư chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Người chăn nuôi có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe đàn vật nuôi chính, ngoài việc xây dựng chuồng trại, hệ thống xử lý đạt về môi trường người chăn nuôi cần áp dụng những tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi. Đồng thời, nắm bắt những quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động chăn nuôi để không vi phạm pháp luật. Theo quy định, chủ cơ sở chăn nuôi có trách nhiệm: - Xây dựng chương trình giám sát dịch bệnh động vật tại cơ sở theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; theo dõi, ghi chép quá trình nuôi, phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật; chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; vệ sinh, khử trùng tiêu độc khu vực chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi, môi trường chăn nuôi. - Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại cơ sở, khi phát hiện động vật mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm hoặc khi có kết quả kiểm tra xác định động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch và Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người, phải báo ngay cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và chính quyền địa phương phối hợp xử lý, không được giết mổ, mua bán, vứt động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh ra môi trường; cách ly ngay động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh; thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc; tiêu hủy hoặc giết mổ bắt buộc, tiêu thụ sản phẩm động vật giết mổ bắt buộc hoặc chữa bệnh cho động vật trong ổ dịch bệnh động vật, vùng có dịch theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y. Trả chi phí khắc phục hậu quả vi phạm và bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống dịch bệnh động vật của mình gây ra theo quy định của pháp luật. /uploads/news/2017_07/new-picture-70.png Cơ sở chăn nuôi gà tại xã Thanh Lương, thị xã Bình Long đang thực hiện tốt các quy định phòng, chống dịch. Hiện nay, sau thời gian giảm sâu giá heo tăng trở lại có thể dẫn đến tình trạng vội vàng tăng đàn trở lại của người chăn nuôi, nên nguy cơ dịch phát sinh dịch bệnh. Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã khuyến cáo người chăn nuôi không nên chủ quan tăng đàn trở lại ngay trong thời gian tới, mà cần tập trung làm tốt khâu kiểm soát dịch bệnh, nhất là sử dụng đầy đủ các loại vaccine, tiêu độc khử trùng chuồng trại. Khi phát hiện động vật mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm phải báo ngay cho cơ quan thú y gần nhất và chính quyền địa phương phối hợp xử lý, không để lây lan dịch bệnh, bảo vệ ngành chăn nuôi phát triển bền vững./.
Tác giả bài viết: Lê Thị Thúy Hồng
Nguồn tin: Hạt Kiểm lâm liên huyện, thị xã Bù Gia Mập – Phước Long