Hướng dẫn phòng trừ sâu hại trên cây điều

Thứ ba - 26/10/2021 23:50 968 0
Trong giai đoạn ngày cây điều có khả năng xuất hiện một số sâu bệnh gây hại như: Sâu đục thân cành; Bệnh thán thư; Bọ xít muỗi; Bệnh khô cành; Bệnh nấm hồng và một số bệnh khác. Sở Nông nghiệp và PTNT xin hướng dẫn người dân trồng điều phòng trừ sâu hại trên cây điều như sau:
1. Đối với bọ xít muỗi
- Loại thuốc: Sử dụng các thuốc có hoạt chất Citrus oil (Ví dụ: MAP Green 6SL…), Alpha-cypermethrin (Ví dụ: Alfathrin 5EC); Cypermethrin (Ví dụ: Tungrin 25EC, Sherbush 5EC, 10EC…); Permethrin (Ví dụ: Peran 50EC, Permecide 50EC…) Liều lượng và nồng độ theo hướng dẫn ghi trên bao bì.
- Thời điểm phun:
+ Tốt nhất là vào sáng sớm hoặc chiều mát. Những ngày trời âm u bọ xít muỗi hoạt động mạnh có thể phun sớm hơn nhưng nếu điều đang nở hoa không phun trước 9 giờ sáng để hoa điều thụ phấn.
+ Phun khi bọ xít muỗi tuổi 1-3 hiệu quả nhất.
- Phương pháp phun: Phun đồng loạt trên diện rộng, phun từ xung quanh vườn vào trong theo hình xoáy trôn ốc và phun ướt đều tán cây. Sử dụng bình phun động cơ thổi gió hoặc tạo sương mù, khói có cơ chế tác động tiếp xúc hoặc xông hơi. Ngoài ra, phun trừ bọ xít muỗi (trưởng thành và ấu trùng) cư trú trong các bụi rậm, tán cây rậm rạp ven vườn điều.
2. Đối với bệnh Thán thư
Sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng có hoạt chất Citrus oil (MAP Green 6SL…), Copper Hydroxide (DuPontTM Kocide 46.1 WG…), Cuprous Oxide (Norshield 86.2WG…), Copper Oxychloride + Kasugamycin (New Kasuran 16.6WP …), Hexaconazole (Tungvil 5SC, 10SC…). Liều lượng và nồng độ theo hướng dẫn ghi trên bao bì.
-Thời điểm phun: Vào giai đoạn cây điều ra chồi non, nụ hoa, quả non nếu gặp điều kiện ẩm độ cao, sương mù nhiều cần phun thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ bệnh. Không phun trước 9 giờ sáng để hoa điều thụ phấn.
- Phương pháp phun: Phun ướt đều tán cây; nếu ẩm độ không khí cao và kéo dài có thể phun lần 2 (sau lần 1 từ 5-7 ngày).
3. Bệnh cháy lá, khô cành:
Thường xuyên thăm vườn để phát hiện bệnh kịp thời; vệ sinh vườn, cắt bỏ lá, cành bị bệnh và những cành kém hiệu quả để vườn cây được thông thoáng. Khi phát hiện bệnh với tỷ lệ gây hại thấp, có thể sử dụng một số loại thuốc để phòng trừ như: Azoxystrobin; Difenoconazole… phun 1 đến 2 lần cách nhau 7 đến 10 ngày.
3. Sâu đục thân, cành:
+ Trồng thưa.
+ Tỉa cành, tạo tán: Tỉa bớt các cành trong tán, cành vô hiệu, cành sát mặt đất, cành khô giúp tán cây thông thoáng, tỉa cành 2 lần/năm; lần đầu sau thu hoạch: tháng 4, bón phân đợt 1, lần 2 khoảng tháng 9, bón phân đợt 2. Cành sau khi tỉa, thu gom và tiêu hủy để trừ sâu non hay nhộng còn bên trong.
+ Dùng bẫy đèn bắt con trưởng thành để hạn chế đẻ trứng, bẫy đặt vào khoảng tháng 3-4, thời gian thắp sáng từ 6 giờ chiều hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau.
+ Phát hiện sớm vết sâu mới đục, dùng tay bắt sâu non, nhộng, trứng, cành hại nên cưa bỏ và tiêu hủy.
+ Quét vôi hoặc quét dung dịch Bordeaux vào gốc hoặc trộn thuốc trừ sâu (ví dụ như Sairifos 585EC) với bùn nhão theo tỷ lệ 1:4 quét lên gốc cách mặt đất 1,5m vào đầu mùa khô để ngăn sâu đẻ trứng vào gốc.
+ Phun thuốc có tính lưu dẫn hay xông hơi (ví dụ như: Sairifos 585EC) để xua đuổi vào giai đoạn thành trùng (tháng 4-6) hoặc diệt sâu non mới nở. Nếu mật số sâu nhiều, định kỳ 15-20 ngày phun một lần.
+ Nếu sâu đã đục sâu vào bên trong, có thể dùng kẽm hay dao khoét miệng rộng ra rồi dùng ống tiêm bơm thuốc trừ sâu hay bỏ vào trong miệng lỗ, xong dùng đất sét bít miệng lỗ lại.
Tác giả bài viết: Trịnh Yến
Nguồn tin: Trung tâm dịch vụ NN:

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây