Diễn đàn Khuyến nông @: “Giải pháp thâm canh điều bền vững”
Trịnh Yến
2018-12-10T02:31:10-05:00
2018-12-10T02:31:10-05:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-doan-the/Dien-dan-Khuyen-nong-A-Giai-phap-tham-canh-dieu-ben-vung-1786.html
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2018_12/new-picture-5.1_1.png
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Sáng ngày 07/12/2018 tại Hội trường HĐND tỉnh Bình Phước, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ Thực vật và Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Phước tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp thâm canh điều bền vững”.
Diễn đàn có sự tham dự của trên 250 đại biểu là các cán bộ, chuyên gia Khuyến nông của các Cục, Vụ, Viện, Hiệp hội Điều Việt Nam, các nhà khoa học, doanh nghiệp cùng hơn 200 hộ nông dân tiêu biểu của 7 tỉnh có diện tích trồng điều lớn vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên. /uploads/news/2018_12/new-picture-2.1.png Ông Trần Văn Khởi – GĐ TTKN Quốc Gia phát biểu Báo cáo tại Diễn đàn ông Trần Văn Khởi–GĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết: Diện tích trồng điều cả nước có xu hướng giảm liên tục từ 440 ngàn ha (năm 2007) xuống còn 290 ngàn ha (năm 2015); năm 2017 có dấu hiệu phục hồi trở lại và đạt 297,5 ngàn ha, dự kiến năm 2018 diện tích điều đạt 302,1 ngàn ha, diện tích cho thu hoạch là 283,8 ngàn ha. Về năng suất điều chỉ đạt 7,5 tạ/ha (2017), năm 2018 năng suất điều dự kiến đạt 12,5 tạ/ha, sản lượng ước đạt 354,8 ngàn tấn, tăng 77,82% so với năm 2017. Tuy nhiên sản lượng điều trong nước chỉ đáp ứng khoảng 30% cho nhu cầu chế biến–xuất khẩu. Nguyên nhân là do cây điều được bố trí chủ yếu trên các vùng đất dốc, nghèo dinh dưỡng, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số không có điều kiện thâm canh; giống điều địa phương trồng bằng hạt chiếm 61,4%, diện tích trồng điều già cỗi, sâu bệnh, sinh trưởng kém, năng suất thấp chiếm khoảng 80 ngàn ha ở khu vực Đông Nam bộ, Tây nguyên. Ngoài ra, do thời tiết không thuận lợi gây ảnh hưởng rất lớn đến cây điều, cùng với sự xuất hiện của sâu bệnh (niên vụ 2016-2017) làm giảm năng suất và chất lượng hạt điều như bệnh thán thư do nấm và bọ xít muỗi... /uploads/news/2018_12/new-picture-3.1.png Bà Lê Thị Ánh Tuyết – PGĐ Sở phát biểu tại Diễn đàn Các đại biểu tham dự đã chỉ ra một trong những nhiệm vụ cấp bách và thiết thực để nâng cao năng suất, chất lượng điều ở quy mô lớn là áp dụng kỹ thuật thâm canh tổng hợp; khi mùa mưa bắt đầu chấm dứt cần triển khai tỉa cành,vệ sinh vườn, tạo tán, bón phân và phải thường xuyên kiểm tra để phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Ngoài ra, các giải pháp khác như tái canh theo quy trình kỹ thuật và giống tốt mới, ghép cải tạo và tổ chức lại sản xuất lúc đó ngành điều mới phát triển bền vững. /uploads/news/2018_12/new-picture-4.1.png Toàn cảnh Diễn đàn Bên cạnh đó, nhiều ý kiến của nông dân trồng điều, các hợp tác xã, câu lạc bộ... đã đưa ra những vướng mắc, khó khăn từ thực tiễn sản xuất của các địa phương đã được các chuyên gia trả lời thỏa đáng. Với nội dung chủ yếu như giống điều; biện pháp canh tác; tưới nước, phòng trừ dịch bệnh; chế biến sản phẩm, giá cả đầu ra, chính sách hỗ trợ, vay vốn... /uploads/news/2018_12/new-picture-6.1.png Người dân ý kiến Phát biểu kết luận Diễn đàn ông Trần Văn Khởi-Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng, cần phải ứng dụng khoa học công nghệ; cần rà soát tổng thể các dự án, quy chuẩn trong phát triển ngành điều; đối với người nông dân phải từng bước thâm canh nhưng không tăng diện tích, các giải pháp đưa ra phải từng bước đi vào thực tế. Để làm được điều này, cần sự chung tay của ngành nông nghiệp các tỉnh; sự tiếp sức kịp thời, đầu tư rõ ràng của các địa phương và trên hết là người nông dân – người trực tiếp sản xuất, chú trọng việc chăm sóc, thâm canh cây điều hợp lý./.
Tác giả bài viết: Trịnh Yến
Nguồn tin: Bộ phận Hành chính-Văn phòng Sở