Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm 2020, triển khai kế hoạch năm 2021 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nguyễn Quang
2020-12-24T20:30:30-05:00
2020-12-24T20:30:30-05:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-doan-the/Hoi-nghi-truc-tuyen-toan-quoc-tong-ket-nam-2020-trien-khai-ke-hoach-nam-2021-nganh-Nong-nghiep-va-Phat-trien-nong-thon-2137.html
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2020_12/bia_1.jpg
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Chiều 24/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm 2020, triển khai kế hoạch năm 2021 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Dự tại điểm cầu tỉnh Bình Phước có: PCT UBND tỉnh Huỳnh Anh Minh, Giám đốc Sở Nguyễn Thanh Bình, các PGĐ Sở: Hoàng Mạnh Thường, Trần Văn Phương, Lê Thị Ánh Tuyết; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã thành phố. /uploads/news/2020_12/bia.jpg Các đại biểu dự tại điểm cầu tỉnh Bình Phước Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2020, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự hỗ trợ của các cấp, ngành, địa phương; sự chung sức, sáng tạo vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp, bà con nông dân trên cả nước, sự đồng hành của các cơ quan truyền thông đã giúp ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện tốt “mục tiêu kép" là vừa phát triển ngành, vừa phòng chống hiệu quả dịch bệnh. Giá trị sản xuất toàn ngành trong năm ước tăng 2,75% so với năm 2019. Trong đó, nông nghiệp tăng 2,7%; lâm nghiệp tăng 2,4%; thuỷ sản tăng 3,3%; GDP toàn ngành dự kiến tăng 2,65%. Công tác xây dựng thể chế, cải cách hành chính có sự chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành. Tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở các nước, quốc đảo Thái Bình Dương đã được kiểm soát chặt chẽ, chấm dứt tình trạng vi phạm. Công tác xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường để duy trì, mở rộng, đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là đối với các sản phẩm chủ lực như: gạo, gỗ, thuỷ sản, trái cây…, tại các thị trường trọng điểm được đẩy mạnh nên tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành ước đạt 41,2 tỷ USD. Đáng chú ý, trong năm, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo quyết liệt, đạt kết quả tích cực. Số xã đạt chuẩn nông thôn mới của cả nước tăng 8% so với năm 2019, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao… Năm 2021, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cả nước xác định rõ 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Theo đó, toàn ngành tập trung thực hiện quyết liệt cơ cấu lại theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; xây dựng nông thôn mới nhằm “Phát triển nền nông nghiệp thông minh, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; nông thôn mới phồn vinh, văn minh, nông dân giàu có”. Phấn đấu đạt một số chỉ tiêu: tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành đạt từ 2,7 đến 3%; tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản từ 2,8 đến 3,1%; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 42 tỷ USD; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 70%... Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã, đang, sẽ tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức nhất định. Để đạt được mục tiêu đề ra, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị thời gian tới toàn ngành cần tập trung: Biến nguy cơ thành thời cơ, tiếp tục tận dụng cơ hội thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”, chú trọng tìm kiếm thị trường ổn định đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Phát động và triển khai trồng 1 tỷ cây xanh trong đô thị và khu vực nông thôn. Có cơ chế chính sách phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, xanh, sạch; chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh nông nghiệp. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu các địa phương phải có trách nhiệm trong việc tuyên truyền, vận động ngư dân không được vi phạm các quy định trong đánh bắt thuỷ hải sản. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế tập thể; xây dựng thương hiệu nông sản. Theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, nâng cao chất lượng dự báo; huy động lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia ứng phó kịp thời các tình huống phát sinh...
Tác giả bài viết: Nguyễn Quang