Thống nhất nội dung khảo sát, tham vấn xây dựng nghị quyết ngành Điều
Nguyễn Quang
2019-04-10T03:46:30-04:00
2019-04-10T03:46:30-04:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-doan-the/Thong-nhat-noi-dung-khao-sat-tham-van-xay-dung-nghi-quyet-nganh-Dieu-1843.html
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2019_04/a.minh.jpg
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Sáng 9/4, tại Sở Nông nghiệp và PTNT, Phó chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Anh Minh chủ trì họp thống nhất nội dung khảo sát, tham vấn xây dựng nghị quyết ngành điều.
Tham dự cuộc họp có PGĐ Sở Lê Thị Ánh Tuyết, Chánh Văn phòng Sở Lê Xuân Trí, cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, huyện, thị trong tỉnh. Theo dự thảo báo cáo, định hướng phát triển ngành điều Bình Phước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ổn định diện tích 134.302 ha, năng suất bình quân 1,5 tấn/ha. Trong đó, khu vực thâm canh tốt đạt từ 2 tấn/ha trở lên, khu vực còn lại năng suất từ 1 tấn/ha trở lên. Đối với tái canh, trồng mới, sử dụng 100% giống điều đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng địa phương công nhận. Phấn đấu có ít nhất 10.000 ha điều sản xuất theo quy trình hữu cơ, chiếm 5% so với tổng diện tích điều toàn tỉnh. Hình thành ít nhất 2 cánh đồng lớn đối với cây điều, mỗi cánh đồng từ 400 ha trở lên. /uploads/news/2019_04/a.minh.jpg Phó chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Anh Minh chủ trì cuộc họp UBND tỉnh đã thành lập đoàn khảo sát, tham vấn để xây dựng nghị quyết phát triển ngành điều tại Quyết định số 542/QĐ-UBND ngày 25/3/2019. Theo kế hoạch, đoàn sẽ tổ chức khảo sát, tham vấn hợp tác xã, doanh nghiệp, nông dân trồng điều về thực trạng sản xuất, liên kết, chế biến, xuất khẩu; giống, năng suất, quy mô, hình thức liên kết, chính sách thụ hưởng; nguyện vọng được hỗ trợ về kỹ thuật, chính sách, đầu ra... Tại cuộc họp, các thành viên đã đóng góp nhiều ý kiến liên quan đến các nội dung: Cần khảo sát, tham vấn những doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp đi theo hướng chế biến sâu, chế biến dầu điều; phân loại đối tượng trồng điều để có cách lấy ý kiến phù hợp... Khi tham vấn phải tập trung tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc hơn là cung cấp thông tin chung chung; mời đại diện các huyện, thị cùng dự để lắng nghe, góp ý; phiếu khảo sát cần ngắn gọn, dễ hiểu để nông dân, doanh nghiệp dễ trả lời. Mỗi huyện, thị tổ chức từ 3-4 điểm khảo sát và nên tách biệt từng đối tượng để biết nhu cầu thiết yếu của nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã. Đặc biệt, chất lượng hạt điều đang giảm vì nhiều nguyên nhân, thị trường cũng đang chuyển hướng sử dụng sản phẩm sạch, hữu cơ nên cần khảo sát về liên kết sản xuất sạch theo quy trình, giúp nhà nông thay đổi hình thức sản xuất, từ đó có hướng hỗ trợ nông dân tham gia hợp tác xã... Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Anh Minh chỉ rõ: Để phát triển ngành điều của tỉnh theo hướng bền vững, yêu cầu phải xâu chuỗi lại từng yếu tố về đất, giống, chăm sóc, thu mua, chế biến... và đánh giá lại toàn bộ quy trình. Vì vậy, quá trình khảo sát phải đầy đủ, chính xác, tập trung vào những khó khăn, vướng mắc cụ thể ở từng khâu. Phó chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu: Trong quá trình khảo sát phải chia mỗi đối tượng một phiếu khảo sát riêng, thông tin phải ngắn gọn, dễ hiểu. Tham vấn rộng rãi bằng phiếu, sau đó tham vấn trực tiếp từng nhóm, số lượng mỗi nhóm khoảng 20 người để đạt hiệu quả. Sau khi tham vấn trực tiếp thì tham vấn sâu những vấn đề quan trọng, tập trung vào chính sách, chuỗi liên kết, thị trường đầu ra, khó khăn, kiến nghị. Tại các buổi tham vấn trực tiếp phải có đề cương cụ thể, tránh bỏ sót nội dung cần tham vấn... hướng đến mục tiêu xây dựng ngành điều Bình Phước phát triển bền vững. Nghị quyết sau khi ban hành phải thực sự đi vào cuộc sống.
Tác giả bài viết: Nguyễn Quang