Theo Báo cáo của Sở NN và PTNT Bình Phước tại buổi làm việc, hiện nay diện tích điều hiện nay là 152.007 ha chiếm hơn 30% tổng diện tích cây nông nghiệp lâu năm và chiếm 30,21% so với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Năng suất trung bình ước 11,8 tạ/ha, sản lượng 170.000 tấn/năm tập trung chủ yếu tại 4 huyện: Bù Đăng, Bù Gia Mập, Phú Riềng, Đồng Phú. Về đóng góp trong cơ cấu kinh tế-xã hội, kim ngạch xuất khẩu nhân điều của tỉnh đạt gần 1 tỷ USD, chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh và đóng góp gần 25% trong tổng số GDP của ngành Nông nghiệp. Đã thực hiện các chính sách hỗ trợ sắp xếp lại các doanh nghiệp chế biến điều theo hướng quy mô lớn, thiết bị và công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ sức cạnh trạnh trên thị trường thế giới cụ thể: 17 đề án khuyến công/ 61 cơ sở chế biến, kinh phí 96,67 tỉ đồng. Hỗ trợ 10 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu Điều tham gia liên kết với khoảng 24 đơn vị (HTX, THT, trang trại) diện tích liên kết 3.500 ha đạt chứng nhận hữu cơ Mỹ/EU. Xây dựng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến hiện nay có 420 cơ sở áp dụng GMP, 118 cơ sở áp dụng HACCP, ISO 22000... Về an sinh xã hội, giải quyết việc làm thường xuyên cho 50.000 lao động tại 1.416 cơ sở chế biến hạt điều và lao động thu hái tại vườn, góp phần ổn định cuộc sống cho 71.612 hộ trồng điều trên tổng số 132.735 hộ nông dân sản xuất nông nghiệp của tỉnh
Tuy nhiên, những năm trở lại đây thời tiết không thuận lợi, những cây trồng bằng hạt nên năng suất thấp; hiệu quả kinh tế từ Điều không cao bằng các cây trồng khác…nên Sở Nông nghiệp và PTNT đưa ra một số giải pháp phát triển như sau: Ngành nông nghiệp tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác thâm canh, cải tạo vườn điều nhằm nâng cao năng suất cây điều. Trong đó chú trọng phát triển bộ giống mới có khả năng thích ứng cao hơn với điều kiện của địa phương; tham mưu UBND tỉnh có chính sách khuyến khích, lựa chọn phù hợp việc trồng xen canh, chăn nuôi dưới tán, phòng trừ dịch hại trên cây điều, chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên diện tích đất trồng điều không thích nghi sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. Ngành Công Thương tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chế biến, xuất nhập khẩu điều trong đó khuyến khích chế biến sâu nhằm tăng lợi nhuận trên đơn vị sản phẩm. Ngành Thông tin và Truyền thông tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong toàn chuỗi Ngành điều từ canh tác, chế biến đến xuất khẩu sản phẩm từ cây điều. Ngành Khoa học và Công nghệ tiếp tục phối hợp với Hội điều Bình Phước phát huy hiệu quả Chỉ dẫn địa lý và tìm kiếm các đề tài nghiên cứu, sáng chế, giải pháp hữu ích phục vụ Ngành điều. UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục đồng hành cùng nông dân, hợp tác xã, các loại hình doanh nghiệp trong việc phát triển cây điều và tiêu thụ sản phẩm tại địa phương; tích cực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân trồng điều, nhà sản xuất, chế biến, kinh doanh trong Ngành điều. Hội điều Bình Phước đẩy mạnh liên kết giữa các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân trong phát triển vùng nguyên liệu điều, phát huy vai trò đầu mối của Ngành và xây dựng chuỗi liên kết, chuỗi giá trị xuất khẩu điều. Các hợp tác xã, bà con nông dân tích cực chăm sóc, cải tạo vườn điều và liên kết sản xuất theo chuỗi để hiệu quả trồng điều đạt kết quả cao nhất.
Toàn cảnh buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt phát biểu Cục Trồng trọt sẽ giải quyết nhanh các thủ tục để công nhận giống điều; nhanh chóng xây dựng quy trình canh tác điều để áp dụng thực hiện; giới thiệu mô hình trồng nấm linh chi dưới tán điều và sẽ đề nghị đưa vào dự án khuyến nông Trung ương để hỗ trợ Bình Phước xây dựng mô hình đa giá trị trên vườn điều và làm việc với Hiệp hội Điều để tháo gỡ khó khăn của Doanh nghiệp trong việc kiểm dịch các lô hàng xuất khẩu.
Trước đó vào buổi sáng cùng ngày Đoàn Công tác cục Trồng trọt đã thăm một số vườn điều trên địa bàn huyện Đồng Phú
PGĐ Sở Trần Văn Phương cùng đoàn công
tác Cục Trồng trọt thăm vườn điều được chứng nhận hữu cơ