Hội nghị toàn quốc về Phát triển Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Lâm Đồng

Thứ tư - 16/08/2017 05:01 355 0
Trong hai ngày 13 và 14 tháng 8 năm 2017, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức hội nghị “Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Lâm Đồng, kinh nghiệm và giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao toàn quốc”. Hội nghị do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh và đồng chí Đoàn Văn Việt chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đồng chủ trì.
/uploads/news/2017_08/new-picture-93.png Toàn cảnh hội nghị Tham dự Hội nghị có đại diện một số Bộ Ban ngành trung ương; đại diện 42 tỉnh /thành phố trực thuộc Trung ương và trên 40 doanh nghiệp, Tổ hợp tác, trang trại sản xuất nông nghiệp, trong đó có 15 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; có 16 báo, đài đã tham dự đưa tin về Hội nghị. Hội nghị đã nghe tỉnh Lâm Đồng đã chia sẻ các kinh nghiệm về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh, tiềm năng, thế mạnh cũng như những khó khăn trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thảo luận các vấn đề về đất đai, vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hội nghị đã khẳng định phát triển nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi cần thiết phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó doanh nghiệp và hợp tác xã là hạt nhân, trung tâm đổi mới sáng tạo. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh đánh giá cao các kết quả sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Lâm Đồng và các nỗ lực của tỉnh trong thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. /uploads/news/2017_08/new-picture-94.png /uploads/news/2017_08/new-picture-95.png Khảo sát mô hình rau thủy canh và xưởng chế biến chè oloong tại Công ty CP chè Cầu Đất Từ kinh nghiệm của tỉnh Lâm Đồng và thực tiễn triển khai ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp Việt Nam, Hội nghị đã rút ra một số bài học sau đây: chủ thể triển khai phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là các doanh nghiệp, các HTX, Tổ hợp tác và các hộ nông dân trong đó doanh nghiệp đóng vai trò tiên phong ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, thường xuyên đổi mới công nghệ, sản phẩm, áp dụng hệ thống quản lý khoa học và xây dựng thương hiệu gắn với thị trường tiêu thụ, hỗ trợ nông dân tiếp cận tốt với các công nghệ và ứng dụng công nghệ vào sản xuất, định hướng thị trường và liên kết với nông dân để mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu và phát triển thương hiệu sản phẩm, các trang trai, HTX, hộ nông dân cần liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, HTX, THT để đảm bảo sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ thông qua hợp đồng nhằm ổn định thị trường; ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp cần phù hợp với yêu cầu sinh thái của đối tượng cây trồng vật nuôi và đảm bảo khai thác tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu từng địa phương; việc quy hoạch sản phẩm, quy hoạch và sử dụng đất đai cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng phải đảm bảo phù hợp với điều kiện sinh thái, phát huy lợi thế cạnh tranh của từng địa phương, ổn định đời sống, bảo vệ lợi ích của người nông dân; cần hoàn thiện các chính sách, tạo môi trường thuận lợi nhất thúc đẩy phát triển ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; xã hội hóa tối đa đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp và các tổ chức khoa học công nghệ, thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài; liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; các địa phương cần triển khai quy hoạch và quản lý tốt quy hoạch, Trên cơ sở kinh nghiệm của Lâm Đồng và các ý kiến thảo luận tại Hội nghị, Thay mặt Bộ Nông nghiệp và PTNT, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đã đề xuất các giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp thời gian tới như sau: - Thứ nhất: Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục tập trung thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng ưu tiên tập trung 3 trục sản phẩm (nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh/Thành phố và nhóm sản phẩm vùng/miền). Triển khai đồng bộ 8 giải pháp đột phá nhằm cơ cấu lại ngành nông nghiệp trong đó trọng tâm là hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng KHCN, CNC và đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất để tạo đột phá trong cơ cấu lại nông nghiệp; hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành Quyết định về tiêu chí thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giao thẩm quyền công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho Ủy ban nhân dân tỉnh; hoàn thiện dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trình Chính phủ xem xét ban hành. - Thứ hai: các Bộ ngành tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao gồm: hoàn thiện các văn bản pháp luật để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn như: sửa đổi bổ sung Nghị định số 210/2013/NĐ-CP; hoàn thiện chính sách đất đai, tạo thuận lợi cho tích tụ, tập trung ruộng đất; hướng dẫn chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm vay vốn ngân hàng; đẩy mạnh xúc tiến mở rộng thị trường; tích cực đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại để thúc đẩy tiêu thụ nông sản; hỗ trợ xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoàn thành, trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, bổ sung các quy định thuận lợi hơn cho khách hàng vay vốn; đôn đốc các ngân hàng thương mại thực hiện chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo quy định tại Quyết định 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017. - Thứ ba: các địa phương chủ động, tích cực trong việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích các hình thức hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp để xây dựng thị trường ổn định cho sản phẩm nông nghiệp; chủ động ban hành các chính sách, cải cách nền hành chính tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư từ doanh nghiệp vào phát triển NNUDCNC. Trên cơ sở những thành công và kinh nghiệm đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Lâm Đồng các tỉnh cần nghiên cứu, rút kinh nghiệm và vận dụng ở địa phương mình để đảm bảo đầu tư hiệu quả, trên cơ sở đánh giá kỹ nhu cầu thị trường, xã hội hóa tối đa đầu tư, không bao cấp đầu tư, không chạy theo phong trào, thiếu bền vững. - Thứ tư: các doanh nghiệp tiếp tục phát huy vai trò tiên phong trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hỗ trợ nông dân tiếp cận tốt với các công nghệ và ứng dụng công nghệ vào sản xuất, định hướng thị trường và liên kết với nông dân để mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu và phát triển thương hiệu sản phẩm, ổn định thị trường. - Thứ năm: các Trang trại tư nhân, hộ nông dân tiếp tục liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, HTX, THT để đảm bảo sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ.
Tác giả bài viết: BBT
Nguồn tin: Hạt Kiểm lâm liên huyện, thị xã Phước Long-Bù Gia Mập:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
EMC Đã kết nối EMC