Nông sản sạch là phát triển bền vững

Thứ tư - 10/05/2017 23:40 398 0
Lần đầu tiên kể từ ngày thành lập, Bộ Nông nghiệp&PTNT tổ chức Hội nghị về Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đánh dấu bước phát triển mới của tư duy, phục vụ mục tiêu tái cấu trúc nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nền NNHC mang thông điệp có chất lượng tư tưởng vì nâng cao địa vị ngành nông nghiệp trong vạch xuất phát mới.
Thông điệp có chất lượng tư tưởng Lần đầu tiên kể từ ngày thành lập, Bộ Nông nghiệp&PTNT tổ chức Hội nghị về Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đánh dấu bước phát triển mới của tư duy, phục vụ mục tiêu tái cấu trúc nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nền NNHC mang thông điệp có chất lượng tư tưởng vì nâng cao địa vị ngành nông nghiệp trong vạch xuất phát mới. Vai trò hàng đầu của ngành nông nghiệp là đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm nuôi 100 triệu dân và hơn chục triệu khách du lịch (bao gồm cả xuất khẩu, thay thế nhập khẩu) và góp phần đảm bảo an ninh môi trường, an ninh năng lượng quốc gia. Thứ hai, nông nghiệp hữu cơ là sản xuất, chế biến nông sản thực phẩm (NSTP) sạch (an toàn, sạch, hữu cơ) ngăn thực phẩm bẩn bằng phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật. Đây cũng là một yêu cầu của việc xây dựng nông thôn mới, là nội dung của tái cấu trúc nông nghiệp, là NSTP có giá trị thặng dư của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam với trong nước và thế giới. Với ý nghĩa đó Bộ NN-PTNT còn là Bộ Văn hóa thứ hai, Bộ Quốc phòng thứ hai. Thứ ba NSTP sạch là nội hàm của cấu trúc kinh tế xanh, kinh tế cacbon thấp, là điều kiện để phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH). Phương thức canh tác hữu cơ có độ bền cao, phổ sản xuất rộng, không bùng phát dịch bệnh… Thông điệp có chất lượng triết lý, đạo lý Thứ nhất, phấn đấu “mâm cơm” của người Việt phải an lành (thế giới gọi là “bàn ăn”). Hiện nay bất an nhất của nhân dân là ăn uống. Từ câu hỏi “ăn bao nhiêu” bây giờ chuyển sang phải giải đáp “ăn uống gì” “làm thế nào ngăn bẩn” “chi cho ăn uống hay chi cho y tế”. Thứ hai, NNHC là phương thức sản xuất đa dạng, thuận với tự nhiên, không có phế thải, tự tái tạo, tự tái chế (hàng chục triệu tấn phế phụ phẩm). NNHC là nông nghiệp hiện đại hóa không bằng con đường hóa học hóa, khắc phục mặt trái của công nghiệp hóa, là quy luật “phủ định của phủ định” nông nghiệp truyền thống. Thứ ba, NNHC phát huy lợi thế thật của nông nghiệp nhiệt đới và du lịch ẩm thực, có cấu trúc kinh tế thật, có thị phần thị trường thật (Bắc Âu, Bắc Á, giới trung lưu, thượng lưu đô thị, nông thôn…) và có hiệu quả thật (chè hữu cơ Tây Côn Lĩnh một tôm + một tép giá 5 triệu đồng/1kg, gạo hữu cơ 5-10USD/1kg, tôm cá hữu cơ 5-10USD/1kg…). Bằng NNHC chúng ta có thể trả lại “hai quyền” cho nông dân: quyền trả giá (đầu vào) và định giá (đầu ra) của sản xuất chế biến NSTP, khắc phục nền nông nghiệp giá rẻ. Giải pháp phát triển Một là, quy hoạch theo lợi thế thật ở “ba vùng ven”: ven đồi núi, ven đô thị, ven biển. Vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên có lợi thế đất, không khí, nguồn nước… còn sạch. Ở đây NNHC phù hợp với ba mô hình sử dụng đất phổ biến hiện nay là: trang trại, cho thuê và hợp tác liên kết theo quy trình công nghệ tiên tiến (với doanh nghiệp, kinh tế hợp tác). Vùng ven đô thị có lợi thế về thị trường, hạ tầng, dân trí, khoa học công nghệ. Sắp tới 50% dân số sẽ sống ở đô thị và tầng lớp trung lưu, thượng lưu có thu nhập cao sẽ chiếm khoảng 20-30% dân số ở đây. Vùng ven biển có lợi thế nước lợ, nước mặn, nuôi trồng thủy sản và nông sản đặc sản chất lượng cao. Ví dụ: ở đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có 1,8 triệu ha đất trồng lúa, có thể quy hoạch theo “3 lát cắt”: ngọt, lợ, mặn. Vùng ngọt 1 triệu ha lúa, thâm canh 2 vụ, đảm bảo 15 triệu tấn thóc. Vùng lợ, 300.000 ha lúa đặc sản, lúa nếp, lúa chất lượng cao… Vùng mặn 200.000 ha tôm + lúa hữu cơ, đạt 200 triệu/ha/năm. Đất còn lại chuyển thủy sản, cây ăn quả, chăn nuôi. Từ khoảng 50-80 triệu/ha/năm đất cấy lúa hiện nay chuyển sang cấu trúc mới có thể đạt 150 triệu/ha/năm và cao hơn nữa. Ở vùng Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) 600 nghìn ha đất lúa có thể quy hoạch “3 lát cắt” là vùng vụ Đông, vùng ven biển (mặn, lợ) và vùng cấy lúa mùa bằng giống phản ứng ánh sáng có chất lượng cao nhờ trời cho chênh lệch nhiệt độ ngày đêm cao (gió heo may). Hiện nay chúng ta xuất khẩu 1 triệu tấn gạo nếp ở ĐBSCL chất lượng thua nếp cái hoa vàng ở ĐBSH, có thể cải tạo giống nếp miền Bắc ở miền Nam và mở rộng diện tích cấy lúa nếp ở miền Bắc thì hiệu quả còn cao hơn nữa. Hai là, xây dựng thể chế NNHC đồng bộ theo “3 tầng”. Tầng đường lối là xây dựng Luật NNHC. Cùng với Luật Công nghệ cao, Luật NNHC sẽ là hệ quản trị nông nghiệp linh hoạt gồm sản xuất và thương mại hữu cơ của nền nông nghiệp nhiệt đới hiện đại Việt Nam. Tầng kỹ thuật bao gồm: công nhận và sử dụng ngay các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế về NNHC tại Việt Nam; tiếp biến và hoàn thiện công nghệ NNHC Việt Nam phù hợp với các vùng sinh thái; áp dụng tiêu chuẩn sản phẩm theo các thị trường đã ký kết (chiếu xạ, xông hơi nước nóng, loại bỏ hóa chất…). Phải khẳng định lại NNHC không phải là trở về nông nghiệp truyền thống xưa mà là nông nghiệp hiện đại hóa bằng sử dụng phân bón và thức ăn sinh học, vi sinh, nuôi thiên địch, nuôi tảo, nuôi giun; ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ số; dùng thuốc thảo dược, phân bón thức ăn thế hệ mới công nghệ cao không có kháng sinh, hoocmôn chất kích thích sinh trưởng, chất độc hại… Tầng chính sách bao gồm: khuyến khích sử dụng phân bón và thức ăn hữu cơ, vi sinh, sinh học, thảo dược, phổ cập phương thức sản xuất an toàn sinh học…; bảo vệ và bồi dưỡng độ phì nhiêu của đất, độ sạch của nước, không khí; truyền tải thông điệp thay đổi tập quán, thói quen sản xuất cũ bằng phương thức sản xuất theo tiêu chuẩn, theo NN hợp đồng; nhấn mạnh “cấu trúc tinh thần” của chính sách là phát huy mặt tốt của nông dân, hạn chế mặt nhược điểm, xây dựng văn hóa thẩm mỹ của nông thôn mới. Chính sách NNHC phải phù hợp với các sản phẩm ở các vùng khác nhau (chứ không dùng một loại lưới bắt tất cả các loại cá); xây dựng chính sách “chuỗi” nhưng quan trọng nhất là “đầu” sản xuất: xây dựng mô hình “cùng phát triển” – 2 công nghệ (hữu cơ/cao) 2 sản phẩm (đặc sản/an toàn) 2 lực lượng (doanh nghiệp, hợp tác xã/ R&D) 2 ngành (nông nghiệp/du lịch ẩm thực); “đầu” thương mại là cửa hàng, thuế, tín dụng, quỹ bình ổn giá NNHC… Ba là, tổ chức thực hiện theo công thức: kết hợp 2 gien (khoa học + doanh nhân) + men (quản lý). Sự kết hợp 2 gien theo phương thức mới hữu cơ, hữu tính của “lòng đỏ + lòng trắng” của quả trứng sẽ có hiệu quả cao hơn sự kết hợp kiểu vô tính, lai ghép vô cơ hiệu quả thấp hiện nay. Vai trò nhà quản lý là xây dựng chính sách sắc sảo, xây dựng quyền lực về sản xuất và thương mại của một số doanh nghiệp đầu đàn; là chất xúc tác và truyền cảm hứng phát triển cho hàng triệu nông dân.
Tác giả bài viết: BBT
Nguồn tin: Hạt Kiểm lâm liên huyện, thị xã Phước Long-Bù Gia Mập:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây