Quá trình phát triển, đổi mới về cơ cấu, tổ chức của Sở Nông nghiệp và PTNT từ ngày thành lập đến nay
Tuyết Nhung (tổng hợp)
2016-01-18T22:44:10-05:00
2016-01-18T22:44:10-05:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/to-chuc-khen-thuong/Qua-trinh-phat-trien-doi-moi-ve-co-cau-to-chuc-cua-So-Nong-nghiep-va-PTNT-tu-ngay-thanh-lap-den-nay-1048.html
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2015_11/sam_8256_1.jpg
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Chặng đường hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là tiền thân của Sở Canh nông, đã trải qua nhiều lần đổi tên và sát nhập từ các Sở (Ty) Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy lợi và Thủy sản.... Đặc biệt sau khi tái lập tỉnh Bình Phước (01/01/1997), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Phước được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT, sự hỗ trợ giúp đỡ của các cơ quan Trung ương, các ban, ngành, đoàn thể tỉnh Bình Phước, sự phối hợp chỉ đạo của các cấp ủy và chính quyền các địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Phước đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhiều thành tích quan trọng, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
/uploads/news/2015_11/new-picture-84_1.png Trụ sở Sở Nông nghiệp và PTNT từ năm 2011 đến nay Từ ngày thành lập đến nay Sở đã thay đổi 01 lần địa điểm trụ sở, 01 lần Giám đốc: Từ năm 1997-2011 Sở tọa lạc tại đường Phú Riềng Đỏ, P. Tân Phú, TX. Đồng Xoài, T. Bình Phước; Từ năm 2011 đến nay: Đường Tôn Đức Thắng, P, Tân Bình, TX.Đồng Xoài, T.Bình Phước; Ông Nguyễn Văn Nguyện là Giám đốc Sở từ năm 1997-2004; từ năm 2004 đến nay, Giám đốc Sở là ông Nguyễn Văn Tới. Sơ lược về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ: Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, nắm bắt nhu cầu từ thực tiễn của sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, đồng thời căn cứ vào các quy định của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương có liên quan, Sở đã phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh Bình Phước ban hành các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở NN & PTNT qua các mốc thời gian khác nhau như sau: - Quyết định số 39/2005/QĐ-UB ngày 28/3/2005; - Quyết định số 32/2008/QĐ-UB ngày 14/7/2008; - Quyết định số 48/2010/QĐ-UBND ngày 24/6/2010; Qua đó cho thấy chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở thường xuyên được củng cố, kiện toàn đảm bảo phù hợp với hướng dẫn của Trung ương và tình hình thực tế của tỉnh qua các giai đoạn khác nhau. Về tổ chức bộ máy của Sở qua các mốc thời gian có những thay đổi chủ yếu: 1. Từ 1997 đến 2004: - Năm 1998 thành lập thêm phòng Thủy sản và Chi cục Phát triển Lâm nghiệp (phòng Lâm nghiệp được chuyển giao về Chi cục phát triển Lâm nghiệp); - Năm 2000 UBND tỉnh ban hành Quyết định chuyển Chi cục Di dân - Định canh - Định cư tỉnh về trực thuộc Sở. - Ngày 31/3/2003 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 30/2003/QĐ-UB về việc phân cấp cho UBND các huyện quản lý các Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng kinh tế trên địa bàn huyện, gồm các đơn vị: Ban QLRKT Suối Nhung, các Ban QLRPH: Thống Nhất, Đức Bổn, Lộc ninh . 2. Từ 2004 đến 2007: - Phòng Tổ chức - hành chính được đổi tên thành Văn phòng Sở; - Chi cục Phát triển Lâm nghiệp được đổi tên thành Chi cục Lâm nghiệp; - Chi cục Phát triển nông thôn được thành lập trên cơ sở sáp nhập Chi cục Di dân - Định canh - Định cư và phòng Chính sách NN &PTNT; - Thành lập mới Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão trên cơ sở phòng Thủy lợi; - Thực hiện Thông tư liên tịch số 22/2007/TTLT-BNN-BNV ngày 27/3/2007 của Bộ Nông nghiệp & PTNT và Bộ Nội vụ, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 809/2007/QĐ-UBND ngày 17/5/2007 chuyển giao Chi cục Kiểm lâm về thuộc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. - Ngày 16/3/2006 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 28/2006/QĐ-UB về việc ban hành Quy chế tổ chức Ban quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh Bình Phước, rừng kinh tế trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Theo đó tất cả các Ban QLR trên địa bàn tỉnh phân cấp về huyện quản lý. 3. Từ 2008 đến 2010: - Các phòng chức năng của Sở được điều chỉnh: Giải thể phòng Nông nghiệp (nhiệm vụ QLNN về trồng trọt được giao về cho Chi cục BVTV, về chăn nuôi được giao về cho Chi cục Thú y); thành lập mới Phòng Quản lý xây dựng công trình, Phòng Pháp chế và Phòng Tổ chức cán bộ; kiện toàn Văn phòng Sở, Thanh tra sở, Phòng Thủy sản; đổi tên Phòng Kế hoạch thành Phòng Kế hoạch – Tài chính Sở. - Các đơn vị hành chính – sự nghiệp trực thuộc: Thành lập mới các đơn vị: Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản; Trung tâm Thuỷ sản, Trung tâm Giống Nông lâm nghiệp và Trung tâm Điêu tra quy hoạch Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đổi tên Trung tâm Khuyến nông thành Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư 4. Từ 2011 đến nay: Nhằm không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước về NN&PTNT trên địa bàn tỉnh, căn cứ vào các quy định của trung ương và tình hình thực tế của tỉnh Sở đã tham mưu UBND tỉnh tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy của Sở: Năm 2012 Sở xây dựng đề án và tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1567/QĐ/UBND ngày 03/08/2012 thành lập Quỹ Bảo vệ & phát triển rừng tỉnh. Hiện nay, Sở Nông nghiệp & PTNT Bình Phước hiện có khoảng 400 cán bộ công chức, viên chức, người lao động trực thuộc Sở quản lý. Sở NN & PTNT gồm Khối Văn phòng Sở (gồm Văn phòng Sở, Thanh tra Sở và 05 phòng chuyên môn); 14 đơn vị trực thuộc gồm 07 chi cục, 04 trung tâm; 01 Quỹ, 02 ban. Danh sách Ban lãnh đạo Sở qua các năm: /uploads/news/2015_11/new-picture-37.bmp /uploads/news/2015_11/sam_8195_3.jpg Ban lãnh đạo Sở đương chức /uploads/news/2015_11/sam_8192_1.jpg Ban lãnh đạo Sở qua các thời kỳ chụp hình lưu niệm với lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các Sở, ban, ngành Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chức năng, nhiệm vụ của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày càng được tăng cường trên nhiều lĩnh vực; để đáp ứng yêu cầu thực tiễn về quản lý ngành ở địa phương, phù hợp với các văn bản pháp quy hiện hành và chủ trương cải cách hành chính của Nhà nước; việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong ngành, đảm bảo không chồng chéo hoặc bỏ trống nhiệm vụ được giao, đảm bảo tinh gọn và thống nhất, hoạt động thông suốt, hiệu quả hơn là việc làm thường xuyên. Vì vậy trong thời gian tới Sở tiếp tục củng cố, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, biên chế của Sở theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ ban hành về việc Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện. Theo Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV (Thông tư 14) cơ cấu tổ chức của Sở được kiện toàn theo một số quy định chủ yếu sau: 1. Lãnh đạo Sở gồm: Giám đốc và các Phó Giám đốc. Số lượng Phó Giám đốc Sở không quá 03 người; 2. Tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở: Số lượng các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, văn phòng và thanh tra không quá 06. 3. Các Chi cục thuộc Sở: Số lượng Chi cục quản lý chuyên ngành được tổ chức lại đảm bảo tinh, gọn không quá 07 Chi cục. 4. Tổ chức sự nghiệp trực thuộc: Căn cứ vào đặc điểm và khối lượng công việc thực tế ở địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập (hoặc không thành lập) tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Sở. Tổ chức Khuyến nông địa phương thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 02/2010/NĐ-CP của Chính phủ Về Khuyến nông. Có thể nói, trong suốt chặng đường phát triển, cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và PTNT không ngừng đổi mới, sáng tạo để phù hợp với tình hình thực tiễn đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp và xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh./.
Tác giả bài viết: Tuyết Nhung (tổng hợp)
Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và thú y: