Một số quy định về khai thác thủy sản

Thứ hai - 23/09/2013 20:42 2.744 0
Trong thời gian qua, mặc dù công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã được triển khai tuyên truyền đến với người dân thông qua các hình thức tập huấn, tuyên truyền pano, apphich, báo, đài, internet,… cùng với việc kiểm tra quy chế vùng khai thác nhưng nhiều hộ dân còn sử dụng kích điện, ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định, kích cỡ cá khai thác nhỏ hơn quy định và vẫn còn hiện tượng sử dụng đăng chắn ngang dòng chảy làm cản trở đường di cư của cá dẫn đến nguồn lợi thủy sản ở một số hồ chứa đang có nguy cơ cạn kiệt. Để nguồn lợi thủy sản được khai thác hợp lý và ngày càng phát triển, ngoài sự hỗ trợ của nhà nước thì việc khai thác hợp lý theo quy định của người dân là vấn đề rất cần thiết và là điều kiện thiết yếu cho khai thác bền vững.
Một số quy định của Nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản: 1. Các tổ chức, cá nhân khi sử dụng thuyền, ghe và các cấu trúc nổi khác (gọi là tàu cá) trong hoạt động khai thác thủy sản đều phải đăng ký tại một cơ quan đăng ký, nơi chủ tàu cá đặt trụ sở hoặc nơi đăng ký thường trú. 2. Các loại tàu cá có trọng tải từ 0,5 tấn trở lên phải có giấy phép khai thác do cơ quan chuyên môn cấp tỉnh cấp. 3. Đối với các tàu cá khi hoạt động tối thiểu phải có trang thiết bị an toàn: phao cứu sinh, chống đắm, chống thủng. 4. Không tàng trữ, sử dụng chất nổ, điện, công cụ kích điện hoặc tạo xung điện, hoá chất hoặc chất độc để khai thác thuỷ sản. 5. Không sử dụng ngư cụ khai thác thuỷ sản có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định. (Lưới bén phải có kích thước mắt lưới > 4 cm). 6. Không: khai thác các loài thuỷ sản bị cấm; khai thác trong các vùng cấm (các khu bảo tồn nội địa các khu cấm khai thác có thời hạn trong năm); khai thác các loài thuỷ sản thuộc danh mục các loài thuỷ sản mà Bộ thuỷ sản (nay là Bộ Nông nghiệp) đã công bố số lượng các loài này đang bị suy giảm nghiêm trọng có nguy cơ bị tuyệt chủng. 7. Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng đặt đăng, đáy hoặc bằng phương pháp ngăn, chắn khác ở các sông, hồ, đầm, phá phải dành hành lang cho các loài thủy sản di chuyển. Tỉnh Bình Phước có diện tích mặt nước khá lớn gần 30.000 ha. Hằng năm, khai thác thủy sản đã tạo công ăn việc làm cho gần 1.000 lao động, cải thiện đời sống cho gần 700 hộ dân, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và cung cấp sản phẩm sạch cho địa phương, tạo nguồn thực phẩm an toàn cho xã hội. Nếu người dân đều ý thức và chấp hành tốt quy định của Nhà nước về khai thác thủy sản thì sẽ duy trì và phát triển được nguồn lợi thủy sản theo hướng bền vững./.
Tác giả bài viết: Hồng Nhung- Phòng Thủy sản
Nguồn tin: Báo điện tử TW Hội ND Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây