Đào tạo nghề nông nghiệp, nông thôn năm 2020

Thứ sáu - 21/02/2020 03:09 356 0
Trong năm 2019 công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn đã đã đạt được những kết quả nhất định với hơn 1200 lao động được đào tạo và nâng cao tay nghề. Tỷ lệ lao động kiếm được việc làm hoặc tự tạo được việc làm sau khi học nghề tối thiểu đạt 85%.
Để công tác tuyển sinh, đào tạo, dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2020 đạt kế hoạch đề ra, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố khảo sát, rà soát nhu cầu học nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn quản lý, để đào tạo, dạy nghề nhằm nâng cao kiến thức, tay nghề cho người lao động để có việc làm hoặc tự tìm kiếm việc làm chuyển nghề cho phù hợp với cuộc sống thêm ổn định; góp phần chuyển dịch tái cơ cấu ngành, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân, nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới gồm các nội dung cơ bản sau đây: 1. Ngành nghề đào tạo: Kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su; kỹ thuật trồng nấm; kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho heo; kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò; kỹ thuật trồng rau an toàn; kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho gà; kỹ thuật tạo dáng và chăm sóc cây cảnh; kỹ thuật trồng điều; kỹ thuật ghép điều; kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho dê; kỹ thuật trồng thâm canh và bảo quản hồ tiêu; kỹ thuật chế biến thịt gà. Ngoài ra, nếu địa phương có nhu cầu đào tạo nghề khác với các nghề trên, Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển sản xuất của địa phương. 2. Chương trình đào tạo: Cơ sở đào tạo nghề, dạy nghề sử dụng các Chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT hoặc UBND tỉnh phê duyệt. Riêng các nghề chưa có Chương trình nếu người lao động có nhu cầu học thì cơ sở đào tạo xây dựng Chương trình gửi Sở Nông nghiệp và PTNT, tổng hợp và phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính trình UBND tỉnh xem xét bổ sung. 3. Quy mô, thời gian, phương thức đào tạo: Mỗi khóa học tối đa là 35 học viên, tối thiểu là 30 học viên. Thời gian đào tạo tùy thuộc vào Chương trình của từng nghề được quy đổi theo hình thức 01 tiết học lý thuyết bằng 45 phút tương đương 01 giờ chuẩn; 01 tiết thực hành bằng 60 phút tương đương 01 giờ chuẩn; 01 ngày học lý thuyết không quá 06 giờ, 01 ngày thực hành không quá 08 giờ. Phương thức tổ chức cho người lao động học tập trung theo lớp đến hết Chương trình, thời gian đào tạo tùy theo từng nghề và dưới 3 tháng/khóa học. 4. Địa điểm tổ chức đào tạo: Các khóa (lớp) đào tạo nghề được mở tại Trung tâm đào tạo và dạy nghề hiện có trên địa bàn tỉnh. Các khóa (lớp) đào tạo nghề tổ chức ở xa trung tâm đào tạo thì có thể bố trí học tại Trung tâm học tập cộng đồng xã, thôn, ấp hoặc các địa điểm có đủ điều kiện tổ chức lớp học. 5. Chính sách hỗ trợ đối với người học nghề: Lao động nông nghiệp nông thôn được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (đào tạo dưới 3 tháng) theo quy định hiện hành của Bộ, ngành Trung ương và UBND tỉnh. Mỗi lao động nông nghiệp nông chỉ được hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách của đề án đào tạo nghề của Trung ương, tỉnh phê duyệt. Những người đã được hỗ trợ học nghề theo chính sách khác của nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ học nghề theo chính sách này. Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng vì một số lý do sau: bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan, thu nhập không đủ phục vụ cuộc sống, bị thu hồi đất, thay đổi quy hoạch… thì UBND cấp xã xem xét, đề xuất tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách của đề án này, nhưng tối đa không quá 3 lần. 6. Chế độ và hình thức hỗ trợ: Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề: tại Công văn số 1944/UBND-KTTH ngày 19/6/2013 và Công văn số 1637/UBND-KTTH ngày 02/06/2015 của UBND tỉnh Bình Phước. Hỗ trợ tiền ăn, đi lại: tại khoản 2, Điều 7, Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính. Hình thức hỗ trợ đào tạo tại Điều 8, Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính.
Tác giả bài viết: Uông Sợi
Nguồn tin: Quỹ Bảo vệ và PTR:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây