Tình hình sản xuất điều niên vụ 2020-2021

Chủ nhật - 14/03/2021 22:57 485 0
Điều là cây trồng chủ lực với diện tích khoảng 176 ngàn ha, chiếm 30,03% so với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh; kim ngạch xuất khẩu nhân điều đạt hơn 764 triệu USD, chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh và đóng góp gần 25% GDP của ngành nông nghiệp; giải quyết việc làm thường xuyên cho 50.000 lao động tại vườn và 1.416 cơ sở chế biến hạt điều.
1. Hiện trạng vườn điều niên vụ 2020-2021 - Về độ tuổi của vườn cây: Diện tích điều có độ tuổi nhỏ hơn 15 tuổi khoảng 27% tương ứng khoảng 47 ngàn ha; trên 15 năm tuổi, dưới 25 tuổi khoảng 56,45% tương ứng khoảng 80.000 ha và trên 25 năm tuổi khoảng 17% tương ứng 30.000 ha. - Về đất trồng điều: Trong 138 ngàn ha (trên đất nông nghiệp) thì có tới 70,199ha đất thuộc dạng ít thích nghi và không thích nghi với cây điều. Trong đó đồng bào dân tộc 50.737ha chiếm 37,78% trong 138.000ha cây điều trên đất nông nghiệp. - Về giống điều: Hiện nay có khoảng 70% diện tích được trồng bằng hạt còn 30% được trồng bằng điều ghép. Giống điều ghép chủ yếu là PN chiếm 65% còn lại giống AB 0508, AB 29 và các giống địa phương: BP 18, BP 27, BP 43, BP 68, BP 89 và BP 102... - Về vùng chuyên canh năng suất cao: Toàn tỉnh có gần 50 ngàn ha thuộc vùng chuyên canh năng suất cao tại: Minh Hưng, Đức Liễu, Bom Bo...(Bù Đăng); Phú Trung, Long Hưng...(Phú Riềng), Bình Thắng (Bù Gia Mập). Bên cạnh đó cũng còn những vùng quảng canh năng suất thấp tại: Đăng Hà, một số thôn của xã Thống Nhất, Đồng Nai (Bù Đăng); một số thôn của xã Đồng Tâm, Đồng Tiến của huyện Đồng Phú; xã Tân Lợi, Đồng Nơ của huyện Hớn Quản... 2. Một số khó khăn trong sản xuất và chế biến a. Về sản xuất: - Lao động trực tiếp tại vườn điều thiếu hiểu biết về quy trình kỹ thuật và còn có tư duy sản xuất điều quảng canh dẫn đến canh tác điều chưa đúng kỹ thuật, khi gặp các điều kiện bất lợi về thời tiết và dịch bệnh thì người nông dân thường thiếu kiến thức và kinh nghiệm để xử lý; - Chưa có chính sách đặc thù cho ngành hàng Điều nhằm tạo điều kiện cần và đủ cho ngành Điều phát triển theo tiềm năng và lợi thế; - Chất lượng hiện trạng vườn điều xếp ở mức thấp do: Diện tích điều già cỗi chiếm tỷ lệ cao; - Nông hộ trồng điều tiếp cận vốn vay từ ngân hàng để chăm sóc điều đúng kỹ thuật, thâm canh và trồng tái canh vườn điều già cỗi còn nhiều khó khăn. b. Về chế biến điều: - Sản lượng thu hoạch tại tỉnh chỉ đáp ứng được khoảng 30% công suất chế biến nên phải nhập thêm điều thô; - Giá hạt điều nhân xuất và nhập khẩu biến động; - Cơ sở chế biến hình thành một cách tự phát, nhỏ lẻ nằm xen kẽ trong khu dân cư 3. Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT. - Giao Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây điều nghiên cứu giống có tiền năng năng suất từ 4,0 tấn/ha trở lên chuyển giao cho Ngành nông nghiệp phổ biến cho bà con nông dân lựa chọn sản xuất. - Trong 176 ngàn ha điều của tỉnh tỉnh có tới 70.199ha điều đang được trồng trên diện tích đất ít thích nghi và không thích nghi nên năng suất điều tại các vùng này không được cao. Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT có giải pháp để vừa duy trì đất điều vừa đảm bảo đời sống cho bà con nông dân. - Hiện nay Bình Phước có khoảng 56,45% diện tích điều trên 15 năm tuổi chiếm khoảng 80.000ha trong đó điều trên 25 năm tuổi khoảng hơn 30.000 ha được trồng bằng giống cũ, cần được trồng tái canh trong giai đoạn tới. Để cây điều phát triển bền vững hàng năm tỉnh có chương trình hỗ trợ cây điều giống nhưng với nguồn lưc kinh phí của tỉnh mới chỉ đáp ứng được nhu cầu cho 4 đối tượng: hộ nghèo,hộ cận nghèo,hộ ĐBDT,hộ chính sách. Trong khi đó thời gian tới tỉnh cần phải tái canh 30.000ha điều trên 25 năm tuổi nên Đề nghị được Bộ Nông nghiệp hỗ trợ cho tỉnh mỗi năm tái canh 10.000ha tương ứng 2.100.000 cây điều giống cho 3 năm liên tiếp.
Tác giả bài viết: Uông Sợi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây