Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:
- Phấn đầu có thêm 150 sản phẩm (lũy kế đến năm 2025 là 250 sản phẩm) OCOP được chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó, phấn đấu 10% sản phẩm tiềm năng 5 sao đăng ký tham gia đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp Quốc gia; củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã hết thời gian chứng nhận theo quy định.
- Tỷ lệ lao động đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiểu 20%; phấn đấu ích nhất 40% chủ thể OCOP là nữ, ít nhất 5% chủ thể OCOP là người dân tộc thiểu số điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Phấn đấu có ít nhất 80% chủ thể OCOP là hợp tác xã và doanh nghiệp. Có ít nhất 20% các chủ thể OCOP xây dựng hoặc tham gia liên kết chuỗi giá trị ổn định, hiệu quả.
- Trên 90% các sản phẩm OCOP được tham gia các sự kiện trưng bày, giới thiệu, quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP.
- Phấn đấu mỗi huyện, thị xã, thành phố xây dựng ít nhất 01 trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch.
- Phấn đấu hình thành và đưa vào khai thác 06 sản phẩm OCOP thuộc nhóm “Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch” trên địa bàn tỉnh.
- Phấn đấu 80% các trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Có ít nhất 70% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử...).
- Phấn đấu 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẩu có sản phẩn OCOP.
Trái cây và Nông sản của bà con xã Minh Hưng huyện Bù Đăng
Để thực hiện được các mục tiêu trên, Kế hoạch đã đưa ra 07 giải pháp gồm:
- Quán triệt tầm quan trọng và ý nghĩa của Chương trình OCOP, thường niên đưa Chương trình OCOP vào Nghị quyết hành động của cấp ủy; kế hoạch, chương trình công tác chỉ đạo trọng tâm của chính quyền địa phương để triển khai thực hiện lâu dài và thường xuyên.
- Thông tin tuyên truyền được thực hiện dưới dạng hội nghị chuyên đề Chương trình OCOP; qua hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng từ tỉnh đến cấp xã, thôn, ấp; trang web của Chương trình OCOP, dưới dạng bản tin, chuyên đề, câu chuyện gắn với hình ảnh, khẩu hiệu cụ thể.
- Xây dựng và ban hành các chính sách OCOP thuộc các lĩnh vực cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất, công nghệ, vốn, đào tạo lao động, quản lý thương mại, trên cơ sở rà soát các chính sách hiện có, từ đó bổ sung các chính sách mới cho Chương trình OCOP.
- Ứng dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ OCOP: Xây dụng và triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hoàn thiện công nghệ, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và kinh doanh các sản phẩm OCOP. Các đề tài, dự án dựa trên nhu cầu cụ thể của tổ chức kinh tế OCOP.
- Triển khai thực hiện, hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp, áp dụng các mô hình quản lý tiên tiến, các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tham gia chương trình.
- Xây dựng và triển khai các dự án, tiểu dự án, mô hình của Chương trình điểm tại các xã, huyện từ đó làm cơ sở cho cộng đồng học tập cũng như tập huấn cho cán bộ OCOP cấp huyện, xã.
- Tham gia hoặc tổ chức Hội nghị đối tác OCOP, với sự tham gia của các tổ chức OCOP của tỉnh và các chủ thể tham gia chuỗi giá trị, các nhà hỗ trợ chuỗi. Tổ chức các Hội nghị đánh giá kết quả hằng năm, hội nghị sơ kết, tổng kết Chương trình OCOP giai đoạn 2022-2025.
Tại Kế hoạch UBND tỉnh Bình Phước cũng đã yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nội dung của Kế hoạch này và theo chức năng, nhiệm vụ quản lý chuyên ngành được phân công, chỉ đạo cụ thể hóa thành các nhiệm vụ kế hoạch triển khai thực hiện của Sở, ngành, đoàn thể, địa phương mình trong giai đoạn 2022 - 2025.