Nhằm kiểm soát tốt bệnh Dại trên động vật, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân trên địa bàn thành phố Đồng Xoài; Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh đã có văn bản đề nghị UBND thành phố Đồng Xoài quan tâm chỉ đạo tập trung triển khai thực hiện khấn cấp một số nội dung như sau:
1. Khẩn trương tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn thành phố. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tiêm phòng khấn cấp bao vây 0 dịch trên địa bàn thành phố. Tiêm phòng khấn cấp vắc xin dại cho toàn bộ đàn chó, mèo khỏe mạnh trong phường Tân Phú và các xã, phường tiếp giáp với phường Tân Phú. Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo để bao vây ổ dịch. Huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ tiêm phòng; người trực tiếp tham gia tiêm phòng phải là nhân viên thú y hoặc người đã qua tập huấn về tiêm phòng Dại. Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thành phố hướng dẫn, quản lý, thực hiện tiêm phòng và giám sát việc tiêm phòng. Xử lý nghiêm các trường hợp không thực hiện tiêm phòng bệnh dại bắt buộc cho chó, mèo theo quy định.
2. Tổ chức tiêu hủy bắt buộc động vật chết, động vật mắc bệnh Dại. Khuyến khích tiêu hủy chó, mèo có dấu hiệu mắc bệnh Dại; trường hợp không tiêu hủy phải nuôi cách ly để theo dõi trong vòng 14 ngày, nếu phát bệnh Dại thì phải tiêu hủy theo quy định. Khuyến khích tiêu hủy chó, mèo chưa được tiêm phòng vắc xin Dại nhưng đã tiếp xúc với chó, mèo mắc bệnh Dại; trường hợp không tiêu hủy phải nuôi cách ly để theo dõi trong vòng 14 ngày, nếu phát bệnh Dại thì phải tiêu hủy theo quy định. Chó, mèo vô cớ cắn, cào người phải nuôi cách ly để theo dõi trong vòng 14 ngày, nếu phát bệnh Dại thì phải tiêu hủy theo quy định.
3. Rà soát, thống kê chính xác số hộ nuôi chó, mèo, lập danh sách, sổ theo dõi hộ nuôi và số chó nuôi, mèo trong từng hộ gia đình nhằm hỗ trợ công tác tiêm phòng vắc xin triệt để trên đàn chó, mèo trên địa bàn thành phố. Chỉ đạo UBND các xã, phường thành lập các đội chuyên trách để bắt chó thả rông và động vật mắc bệnh Dại, có dấu hiệu mắc bệnh Dại; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về địa điểm tạm giữ chó bị bắt để chủ vật nuôi đến nhận; áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ vật nuôi; quyết định biện pháp xử lý chó bị bắt giữ trong trường hợp sau 48 giờ kể từ khi có thông báo mà không có người nhận.
4. Tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn chó, mèo đến tận cơ sở. Khi phát hiện chó, mèo cắn người vô cớ, có biểu hiện nghi ngờ bệnh Dại thì Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thành phố phải nhanh chóng phối hợp UBND các xã, phường thực hiện điều tra, xác minh nếu nghi ngờ bệnh dại thì báo cáo ngay cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh để tổ chức lấy mẫu xét nghiệm bệnh. Đồng thời triển khai ngay các biện pháp phòng, chống bệnh Dại động vật theo quy định.
5. Chỉ đạo Trung tâm Y tế thành phố, Trạm Y tế xã, phường phối hợp chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan nhanh chóng điều tra, rà soát những người đã bị chó nghi, mắc bệnh dại cắn, cào; những người tiếp có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với chó nghi, mắc bệnh dại để tổ chức tiêm phòng vắc-xin và huyết thanh kháng Dại cho người bị chó cắn và người có nguy cơ cao phơi nhiễm bệnh Dại trên địa bàn thành phố.