Ngày 2/6, Cục Bảo vệ thực vật có Công văn số 1501 gửi Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng, Sở NN và PTNT, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các tỉnh - đại diện các vùng trồng và các cơ sở đóng gói đề nghị quản lý mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu.
Ảnh minh họa
Công văn nêu rõ, thời gian qua gần đây, hiện tượng sử dụng sai mã số và sử dụng mã số của tổ chức, cá nhân khác để xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường ngày càng diễn ra phức tạp. Sai phạm khi sử dụng không đúng mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói đã khiến nước nhập khẩu cảnh báo vi phạm hoặc tạm dừng nhập khẩu. Việc này đã ảnh hưởng lớn đến uy tín hàng nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế, nghiêm trọng hơn sẽ làm mất thị trường xuất khẩu.
Để quản lý tốt mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng từ ngày 6/6/2022, chỉ làm thủ tục kiểm dịch thực vật cho các lô hàng xuất khẩu có mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói đứng tên tổ chức/cá nhân sở hữu mã số; trường hợp tổ chức cá nhân xuất khẩu lô hàng không phải là chủ sở hữu mã số thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức/cá nhân đại diện mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói cho công ty xuất khẩu. Danh sách các vùng trồng và cơ sở đóng gói sẽ được cập nhật liên tục và được chia sẻ trên cơ sở dữ liệu của Cục Bảo vệ thực vật.
Trong trường hợp chủ mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói không trực tiếp xuất khẩu mà cho phép các tổ chức, cá nhân khác sử dụng mã số của mình thì phải có báo cáo bằng văn bản về Cục Bảo vệ thực vật. Văn bản này sẽ có giá trị đến khi đại diện mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói có văn bản khác thay thế gửi về Cục Bảo vệ thực vật.
Sở NN và PTNTT, các chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật (cơ quan chuyên ngành bảo vệ thực vật tại địa phương là đầu mối về quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu) thông báo ngay đến các tổ chức/cá nhân sở hữu mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói để biết và thực hiện