TÁC HẠI CỦA CÁC CHẤT CẤM SỬ DỤNG TRONG CHĂN NUÔI ĐẾN AN TOÀN THỰC PHẨM VỚI SỨC KHỎE NGƯỜI TIÊU DÙNG
Lê Thị Thúy Hồng
2016-05-04T00:07:50-04:00
2016-05-04T00:07:50-04:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/hoc-tap-tam-guong-dao-duc-hcm/TAC-HAI-CUA-CAC-CHAT-CAM-SU-DUNG-TRONG-CHAN-NUOI-DEN-AN-TOAN-THUC-PHAM-VOI-SUC-KHOE-NGUOI-TIEU-DUNG-1188.html
/themes/egov/images/no_image.gif
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT ngày 04/9/2014 và Thông tư số 42/2015/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, quy định 27 hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam.
Cụ thể tên các hóa chất, kháng sinh: Carbuterol, Cimaterol, Clenbuterol, Chloramphenicol, Diethylstilbestrol (DES), Dimetridazole, Fenoterol, Furazolidon và các dẫn xuất nhóm Nitrofuran, Isoxuprin, Methyl-testosterone, Metronidazole, 19 Nor-testosterone, Ractopamine, Salbutamol, Terbutaline, Stilbenes, Trenbolone, Zeranol, Melamine (Với hàm lượng Melamine trong thức ăn chăn nuôi lớn hơn 2,5 mg/kg), Bacitracin Zn, Carbadox, Olaquidox, Vat Yellow 1 (tên gọi khác: flavanthrone, flavanthrene, sandothrene), Vat Yellow 2 (tên gọi khác: Indanthrene), Vat Yellow 3 (tên gọi khác: Mikethrene), Vat Yellow 4 (tên gọi khác: Dibenzochrysenedione, Dibenzpyrenequinone), Auramine (tên gọi khác: yellow pyoctanine; glauramine). Trong đó các chất kích thích tăng trọng chiếm tỉ lệ lớn gồm 2 nhóm chính là nhóm β2-agonist và nhóm các steroid; nguy hiễm nhất là nhóm β2-agonist. Trong dược học, β2-agonist là một nhóm thuốc dùng để điều trị bệnh hen suyễn và bệnh tắc nghẽn mãn tính, có tác dụng làm giãn cơ trơn của đường khí quản dẫn đến mở rộng đường khí phế quản, giúp các bệnh nhân hen suyễn, bệnh đường phổi hô hấp bình thường trở lại. Các chất β2-agonist sử dụng trái phép trên động vật, các chất này tích lũy trong cơ thể động vật và tồn dư lại trong sản phẩm được con người sử dụng. Việc sử dụng thường xuyên các sản phẩm thực phẩm có tồn dư các chất tăng trưởng sẽ gây tác hại lớn cho người sử dụng. Các triệu chứng ngộ độc có hai loại: ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính. Ngộ độc cấp tính xảy ra khi người sử dụng sản phẩm có chứa hàm lượng cao các β2-agonist, với triệu chứng rối loạn nhịp tim, run cơ, co thắt phế quản, phù nề, liệt cơ, tăng huyết áp, nguy cơ xảy thai…Ngộ độc mãn tính xảy ra khi người sử dụng tiêu thụ sản phẩm chứa các hóa chất tăng trưởng trong thời gian dài, có thể dẫn đến rối loạn hệ thống hormone của cơ thể, gây nhiễm độc gan, gây đột biến và có thể gây ung thư. Trước những tác hại trên và nhằm để bảo vệ sức khỏe con người, Chi cục khuyến cáo người chăn nuôi chỉ nên mua thuốc thú y tại các cửa hàng uy tín, hợp pháp, nhãn mác theo quy định; sử dụng thức ăn chăn nuôi, thức ăn bổ sung có nguồn gốc, nhãn mác rõ ràng, hợp đồng cung cấp thức ăn chăn nuôi không có chất cấm. Cảnh giác đối với lái buôn giao thuốc tận nhà, cho ăn vào thời điểm trước khi xuất chuồng và báo ngay cho chính quyền địa phương để kịp thời ngăn chặn xử lý những đối tượng kinh doanh chất cấm, góp phần cải thiện sức khỏe con người và chất lượng cuộc sống./.
Tác giả bài viết: Lê Thị Thúy Hồng
Nguồn tin: tnmt.danang.gov.vn