1. Biện pháp quản lý giống:
- Hiện có rất nhiều giống tiêu đang được nông dân sử dụng (Giống tiêu Vĩnh Linh, tiêu trung Lộc Ninh, tiêu Ấn Độ, tiêu BPĐT 1,…), tuy nhiên khả năng phát triển và kháng bệnh của mỗi giống tiêu ở các vùng đất là khác nhau do đó cần tuyển chọn và nhân những giống tiêu có năng suất chất lượng tốt thích ứng với từng loại địa hình vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, quản lý chặt chẻ việc nhân giống ồ ạt và không đãm bảo tiêu chuẩn.
- Nhân giống:
+ Chỉ cắt cành ươm từ các vườn không nhiễm sâu bệnh, những vườn có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh khá và có nhiều đặc tính tốt.
+ Độ tuổi cây mẹ: Chỉ nên cắt cành ươm từ những cây mẹ từ 3-4 năm tuổi, nên dùng hom tiêu dây thân hoặc dây lươn để ươm giống.
+ Hom tiêu cắt xong ngâm trong dung dịch thuốc hoặc Benlate C để xử lý nguồn bệnhh.
2. Biện pháp quản lý dinh dưỡng:
- Ưu tiên sử dụng phân hữu cơ, phân bón lá, tăng cường bồi dưỡng phân hữu cơ để tăng độ tơi xốp, tạo điều kiện cho hệ thống rễ cây tiêu phát triển khỏe mạnh, chống đỡ được sâu bệnh.
- Bón phân khoáng cân đối hợp lý cả về đa lượng, trung lượng và vi lượng. Ngoài bón phân đạm, lân, kali nên bổ sung thêm phân trung lượng (Ca, Mg) và vi lương như: Bo, Zn, Mo…(trong giai đoạn kinh doanh). Nên sử dụng phân hữu cơ ủ với nấm đối kháng Trichoderma bón cho cây tiêu vì trong phân hữu cơ và nấm đối kháng Trichoderma có các vi sinh vật đối kháng với tuyến trùng và nấm gây bệnh.
Lưu ý: Duy trì hệ thảm thực vật trên vườn tiêu nhằm hạn chế cỏ mọc, sự bốc hơi của nước, cung cấp dinh dưỡng cho tiêu…, giảm thoái hóa đất
3. Biện pháp kiểm soát sự lây nhiễm:
- Các dụng cụ đã dùng để cắt tỉa, vận chuyển các bộ phận cây tiêu bị bệnh nên được làm sạch hay khử trùng trước khi dùng lại trên cây tiêu khác.
- Tránh dùng các trụ tại các vườn bệnh đem trồng ở vườn mới. Xử lý các trụ tiêu bị sâu bệnh phá hoại, vệ sinh tốt đồng ruộng .
- Thiết lập hệ thống thoát nước tốt nhằm ngăn cản sự lây lan mầm bệnh trong mùa mưa. Tăng cường vệ sinh vườn trồng để kiểm soát dịch bệnh. Trồng cây che bóng cho vườn tiêu hoặc trồng tiêu trên trụ sống.
- Rong tỉa cây che bóng thường xuyên trong mùa mưa để tạo độ thông thoáng và ánh sáng đầy đủ cho vườn tiêu.
- Hạn chế xới xáo, làm cỏ gây xây sát với bộ rể. Cắt hết cành lá ở gốc tiêu trong khoảng 30cm trên mặt đất.
- Thường xuyên kiểm tra vườn tiêu để phát hiện và xác định các vấn đề sâu bệnh ở giai đoạn mới phát triển để phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời .
4. Biện pháp sinh học:
Duy trì một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật có ích cho việc phòng trừ sâu bệnh như tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh, bón phân bón khoáng cân đối, hợp lý, hạn chế sử dụng hóa chất nông nghiệp. Thường xuyên bón các loại chế phẩm sinh học như Trichoderma spp giúp ngăn chặn tác hại của các tuyến trùng, sự bội nhiễm của các loại nấm hại rễ.
Trồng thêm cây che bóng để cải thiện điều kiện tiểu sinh thái trong vườn tiêu
5. Biện pháp hóa học:
Một trong những biện pháp mà nông dân thường sử dụng để giúp cây trồng chống lại sự tấn công của sâu bệnh hại đó là sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc, phun thuốc không đúng lúc, đúng cách sẽ không mang lại hiệu quả, thậm chí có thể khiến sâu bệnh kháng thuốc, gây ảnh hưởng đến môi trường cũng như sức khỏe con người.
Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) khi dịch hại tấn công mà các biện pháp trên không có hiệu quả và dịch hại gây hại nặng. Hạn chế phun thuốc BVTV tràn lan trong quá trình cây sinh trưởng, phát triển, đặc biệt là giai đoạn tiêu đang ra hoa, đậu quả và nuôi quả lớn.
Khi dùng thuốc bảo vệ thực vật, bà con cần sử dụng thuốc theo đúng liều lượng được hướng dẫn trên bao bì sản phẩm hoặc theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Thuốc bảo vệ thực vật phải ưu tiên sử dụng các loại thuốc sinh học ít độc hại cho môi trường và phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng nồng độ, đúng lúc, đúng cách).