Các giải pháp tái cơ cấu lại ngành Nông nghiệp

Thứ tư - 01/12/2021 21:53 161 0
Thực hiện cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và PTNT theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, theo đó sẽ rà soát quy hoạch phát triển cơ cấu các loại cây trồng, vật nuôi và cơ cấu sản phẩm dựa trên các lợi thế đã có, chú trọng vào việc phát triển các sản phẩm có khả năng cạnh tranh, có thị trường và giá trị tăng cao, cụ thể:
1.1. Lĩnh vực trồng trọt:
- Cây hàng năm: Diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 26.486 ha, giảm 4,3% (giảm 1.178 ha) so với cùng kỳ, đạt 97% kế hoạch năm; tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 50.023 tấn, giảm 3.604 tấn so với cùng kỳ, đạt 94% kế hoạch năm. Trong đó: cây lương thực có hạt diện tích gieo trồng đạt 13.510 ha (giảm 965 ha) so với cùng kỳ; cây có củ diện tích gieo trồng đạt 6.186 ha (giảm 355 ha) so với cùng kỳ; cây thực phẩm diện tích gieo trồng đạt 3.858 ha (giảm 322 ha) so với cùng kỳ; cây công nghiệp hàng năm diện tích gieo trồng đạt 335 ha (tăng 3 ha) so với cùng kỳ và diện tích gieo trồng cây hàng năm khác 2.597 ha (tăng 461 ha) so với cùng kỳ.
- Cây lâu năm: Toàn tỉnh hiện có 431.668 ha, tăng 1.880 ha so với cùng kỳ, đạt 100,2% kế hoạch năm. Trong đó: cây ăn quả diện tích 12.062 ha, giảm 280 ha so với cùng kỳ, đạt 91,2% kế hoạch năm. Cây công nghiệp lâu năm khác diện tích 419.606, tăng 2.163 ha so với cùng kỳ, đạt 100,5% kế hoạch năm. Trong đó: Cây điều có 141.595 ha, tăng 1.727 ha so với cùng kỳ, đạt 100,8% kế hoạch năm; cây hồ tiêu có 15.720 ha, giảm 169 ha so với cùng kỳ, đạt 94% kế hoạch năm; cây cao su có 247.271 ha, tăng 613 ha so với cùng kỳ, đạt 99,8% kế hoạch năm; cây cà phê có 14.630 ha, tăng 14 ha so với cùng kỳ, đạt 98% kế hoạch năm.
1.2. Chăn nuôi:
 Phát triển chăn nuôi chú trọng phát triển chăn nuôi công nghiệp gắn chuỗi giá trị chuyển biến rõ nét cả về quy mô và tổ chức sản xuất, thu hút 10 tập đoàn, Công ty chăn nuôi lớn đã đầu tư tại Bình Phước, như: CP, Japfa, Emivest, CJ, Hòa Phước, Thái Việt Swine line, Tập đoàn Tân Long, New Hope, Vietswan, Dabaco, Sunjin, Velmar,... Chăn nuôi theo chuỗi đang được tỉnh và các nhà đầu tư chú trọng phát triển, đã có các chuỗi sản phẩm gà đạt điều kiện xuất khẩu. Hiện trên địa bàn tỉnh đã có 03 nhà máy ấp trứng gia cầm, 02 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi và 01 nhà máy giết mổ và chế biến gia cầm; Đã hình thành chuỗi thịt gà an toàn dịch bệnh xuất khẩu của Công ty TNHH CPV Food; Đã và đang bắt đầu hình thành chuỗi sản xuất thịt heo an toàn của Công ty TNHH Japfa. Các Hợp tác xã, Tổ hợp tác chăn nuôi cũng đã bắt đầu hình thành và được quan tâm hơn. 
 Về tổng đàn: ước thực hiện năm 2021, đàn trâu 13.052 con, tăng 6,2% (763 con) so với năm 2020, đạt 95% kế hoạch năm; đàn bò 39.969 con, tăng 3,4% (1.329 con) so cùng kỳ, đạt 97% kế hoạch năm; đàn lợn 1.263.913, tăng 17% (183.913 con) so với cùng kỳ, đạt 109,9% kế hoạchnăm; đàn gia cầm 7.345 ngàn con, giảm 2,5% (186 ngàn con) so cùng kỳ, đạt 61% kế hoạch năm.
1.3. Thủy sản:
 Năm 2021, diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 1.596 ha, tăng 27 ha so với năm 2020. Sản lượng đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản ước đạt: 4.759 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng 4.401 tấn; sản lượng khai thác 358 tấn.
1.4. Lâm nghiệp:
- Giao khoán bảo vệ rừng: 32.737,58 ha (không bao gồm diện tích rừng tự quản lý bảo vệ), trong đó: rừng đặc dụng: 19.575,16 ha; rừng phòng hộ: 11.569,31 ha; rừng sản xuất (rừng tự nhiên): 1.593,11 ha.
- Hỗ trợ cộng đồng vùng đệm rừng đặc dụng: 12 cộng đồng 
- Trồng rừng: 260,28 ha, gồm: 
+ Trồng rừng thay thế trên đất rừng phòng hộ và đất bán ngập: 149 ha.
+ Trồng rừng sản xuất (Khu DTLS Tà Thiết): 111,28 ha.
- Chăm sóc rừng trồng: 512,11 ha. 
- Tuyên truyền bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng: 82 đợt 6. Phát ranh phòng chống cháy rừng: 146,6 ha. 
- Công tác phòng cháy chữa cháy rừng: những tháng đầu năm 2021, thời tiết trên địa bàn nắng, nóng trên diện rộng; một số nơi xuất hiện nguy cơ cháy ở Cấp IV, cấp V – Cấp nguy hiểm và rất nguy hiểm. Ngành thường xuyên chỉ đạo các đơn vị trực thuộc kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các chủ rừng tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và duy trì chế độ thường trực 24/24 giờ trong suốt mùa khô để kiểm soát chặt chẽ người vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao, giảm thiểu nguồn lửa; phát hiện kịp thời điểm cháy; hướng dẫn khách tham quan du lịch đảm bảo an toàn phòng, chống cháy rừng tại những khu di tích, danh lam thắng cảnh.Tuy nhiên từ đầu năm đến nay, các đơn vị trực thuộc kiểm tra và phát hiện 02 vụ vi phạm các quy định về phòng cháy và chữa cháy gây cháy rừng: Vụ thứ nhất xảy ra tại tiểu khu 89 – Ban QLRPH Lộc Ninh thuộc xã Lộc Thạch, huyện Lộc Ninh là rừng trồng Cao su của Công ty TNHH Tân Tiến. Vụ thứ hai xảy ra tại khoảnh 5, tiểu khu 378 thuộc địa giới hành chính xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú là rừng trồng cây Giá tỵ với diện tích 1,0 ha, tuy nhiên đây chỉ là cháy lan dưới tán, không ảnh hưởng đến sinh trưởng của rừng. Hiện vụ việc đã được Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú lập hồ sơ xử phạt hành chính đối với đối tượng vi phạm.
- Công tác bảo vệ rừng: Các biện pháp bảo vệ phòng chống chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật và ngăn chặn khai thác, vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản trái pháp luật đã được thực hiện nghiêm túc, công tác kiểm tra, truy quét được tăng cường ở những khu vực điểm nóng phá rừng khai thác rừng trái phép. Trong năm 2021 xảy ra 58 vụ, giảm 40 vụ so với cùng kỳ năm trước.  Số vụ đã xử lý:
55 vụ (54 vụ là xử lý hành chính và 01 vụ xử lý hình sự). Tang vật, phương tiện vi phạm tịch thu (không có tịch thu phương tiện): Gỗ tròn các loại: 10,257 m3; Gỗ xẻ các loại: 10,651 m3
 + Động vật rừng: 04 cá thể (01 cá thể Nhím, 01 Khỉ đuôi lợn, 01 cá
thể Khỉ mốc, 01 cá thể Trăn đất).  Tổng số tiền thu nộp ngân sách: 576.929.151 đồng (bao gồm tiền phạt và tiền bán tang vật tịch thu). 
- Công tác sử dụng và phát triển rừng:
+ Công tác trồng cây xanh: Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức thực hiện Kế hoạch trồng cây xanh năm 2021 và Kế hoạch Tổ chức Lễ trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Đã hoàn thành việc giao nhận 246.180 cây xanh do các đơn vị Sở, ban, ngành và các Công ty Cao su để thực hiện trồng cây xanh năm 2021.
+ Công tác trồng rừng thay thế: thực hiện trồng rừng 49 ha đất bán ngập lòng hồ Phước Hòa, khu vực lòng hồ thủy điện Cần Đơn với diện tích khoảng 100 ha.
+ Công tác phát triển rừng: thường xuyên kiểm tra khoán bảo vệ rừng của 06 đơn vị chủ rừng; hoàn thành công tác kiểm tra công tác chăm sóc rừng trồng của  04 đơn vị. Ngoài ra đơn vị đã phối hợp các đơn vị tham mưu thực hiện công tác trồng Tre dọc bên bờ Sông Bé và hướng dẫn lập thủ tục thiết kế trồng rừng trên diện tích đất trống tại Ban QLRPH Đắk Mai 
* Công tác theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp:
- Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện nay là 174.425,19 ha (trong quy hoạch 3 loại rừng là 173.058,74 ha; ngoài quy hoạch lâm nghiệp là 1.366,45 ha); trong đó:
+ Đất có rừng là 158.239 ha (rừng tự nhiên: 55.868 ha; rừng trồng thành rừng: 102.371 ha).
- Độ che phủ của rừng trên toàn tỉnh tính ước đến ngày 31/12/2021 là 23,01 %.
Tác giả bài viết: Uông Sợi
Nguồn tin: Bộ phận Kế hoạch, tài chính-Văn phòng Sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập48
  • Hôm nay4,895
  • Tháng hiện tại134,168
  • Tổng lượt truy cập6,706,623
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây