Đak Nông: Thành công bước đầu của một hợp tác xã trồng, chế biến, thu mua mắc ca

Thứ hai - 09/11/2020 21:05 258 0
Là một loại cây trồng khá mới trên vùng đất Tây Nguyên nói chung và huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk nói riêng, trong những năm gần đây, mắc ca đã được nhiều nông hộ quan tâm đầu tư, mở rộng diện tích canh tác.
Với thời giá hơn 200.000 đồng/kg, mỗi cây mắc ca khi trưởng thành có thể cho năng suất hàng trăm kg, đây có thể được xem như loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông hộ thay thế những cây trồng truyền thống như cà phê, hồ tiêu… đang bị mất giá, cho hiệu quả thấp.Thành lập năm 2018, Hợp tác xã (HTX) đàn hương - mắc ca vip huyện Krông Năng có trụ sở tại thôn Lộc Xuân, xã Phú Lộc, Krông Năng, Đắk Lắk có 13 thành viên. HTX vừa thu mua sản phẩm, vừa ươm giống mắc ca, đàn hương. Ngoài ra, HTX còn trồng các loại cây kinh tế hay cây ăn quả khác (sầu riêng, bơ, cà phê...) và chăn nuôi gia súc gia cầm.Ngay sau khi thành lập, HTX đã sớm chủ động liên kết với công ty cổ phần mắc ca víp và Viện Nghiên cứu cây đàn hương và thực vật quý hiếm Việt Nam để liên kết hợp tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm mắc ca và đàn hương; tạo niềm tin để các thành viên HTX yên tâm đầu tư cho việc trồng, phát triển và tiêu thụ sản phẩm mắc ca, đàn hương. Hiện, HTX có tổng diện tích canh tác là 35 ha (trong đó có 10 ha đàn hương), phần lớn mới trồng và sản lượng chưa nhiều. HTX đã liên kết với doanh nghiệp đầu tư hơn 3,5 tỷ đồng để thuê đất, xây dựng cơ sở vật chất nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến. Ngoài ra, nhiều thành viên HTX còn đầu tư trồng cây đàn hương (vương mộc, vàng xanh). /uploads/van-phong-so/2020_11/a_6.jpg Vườn ươm giống mắc ca, đàn hương của HTX Năm 2019, HTX đã sản xuất, thu mua, chế biến và xuất xưởng ra thị trường 17 tấn mắc ca thành phẩm với giá thị trường bình quân là 260.000 đồng/kg, thu về 4.420.000.000 đồng (đây mới chỉ là một vài thành viên HTX có sản phẩm thu hoạch và mua thêm ngoài thị trường). Sau khi trừ hết các khoản chi phí, lô hàng còn lãi 510 triệu đồng; tính ra mỗi hộ thành viên thu lợi nhuận gần 40 triệu đồng.Đây chưa phải là mức thu nhập lợi nhuận cao so với nhiều ngành sản xuất nông nghiệp khác, song là tín hiệu vui bước đầu cho người trồng, chế biến, tiêu thụ mắc ca, đàn hương (với tiềm năng đáng kể). Đồng thời cũng thể hiện và khẳng định rằng HTX là cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp, là cơ sở thực tiễn cho các hộ thành viên HTX và hộ nông dân địa phương liên kết với HTX trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Từ đây hình thành chuỗi giá trị sản xuất, đem lại giá trị kinh tế cao và bền vững, góp phần tạo nên thương hiệu của sản phẩm mắc ca của HTX.
Tác giả bài viết: BBT (gt)
Nguồn tin: Văn phòng Sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập51
  • Hôm nay4,985
  • Tháng hiện tại136,841
  • Tổng lượt truy cập6,709,296
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây