Trên con đường khẳng định thương hiệu cà phê hữu cơ

Thứ ba - 03/11/2020 07:33 472 0
Canh tác và chế biến cà phê theo hữu cơ (organic) đang là lựa chọn của ba chàng trai trẻ Đỗ Duy Tùng (sinh năm 1989), Phạm Vinh Quang (sinh năm 1997), Đinh Văn Đông (sinh năm 1989) cùng ngụ tại xã Hòa Bắc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng trong việc xây dựng thương hiệu cà phê hữu cơ Đỗ Tùng.
Cà phê thật từ nguyên liệu Nhận thấy thói quen lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và bón các loại phân vô cơ đã phá hủy thổ nhưỡng tại nhiều vùng chuyên canh cây cà phê, gây nên tình trạng xói mòn đất, tàn phá môi trường sống xung quanh. Thêm nữa, ở công đoạn chế biến, hạt cà phê cũng bị lạm dụng các loại phụ gia, hóa chất làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Ba chàng trai trẻ quyết thay đổi thói quen nói trên bằng việc đầu tư trồng, chế biến cà phê theo hướng hữu cơ với hình thức liên kết nông hộ. Mỗi người sẽ đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau: Tùng phụ trách rang xay, phân phối sản phẩm ra thị trường; Quang đảm nhận công việc chế biến; Đông coi sóc rẫy cà phê. “Cà phê organic phải đảm bảo sạch ở cả hai công đoạn: canh tác và chế biến. Canh tác thì không sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, phân vô cơ. Chế biến thì không dùng các loại phụ gia, phụ liệu, hóa chất độc hại. Quan trọng nhất là phải giữ cho được những giá trị thật sự của cà phê hữu cơ như hương vị, màu sắc, vị đắng, độ trong…” - Tùng tâm sự. Theo Tùng, cà phê organic có hương vị đậm đà riêng, rất hấp dẫn với màu nâu cánh dán, vị đắng dễ chịu và nhất là độ trong thuần chất của cà phê cho cảm giác "sạch miệng". “Cà phê thực chất cũng là một loại trái cây, chỉ khi đạt độ chín hoàn toàn thì trái cây mới cho ra chất lượng tốt nhất. Thế nên việc thu hái cà phê đúng thời điểm rất quan trọng”, Quang chia sẻ. “Ở đây, cà phê chỉ thu hoạch khi đã đạt độ chín hoàn toàn. Sau đó, cà phê được phơi cách sàn bằng bạt ni lông chống thấm. Phơi cũng phải đủ nắng thì chất lượng nguyên liệu hạt cà phê mới cao”, Đông nói thêm. Từng bước chinh phục thị trường Tùng cho hay rằng, từ kết quả thực tế cùng những tính toán cụ thể về đầu tư và lợi nhuận thì làm cà phê organic ngoài lợi ích tốt cho sức khỏe người tiêu dùng, thân thiện với môi trường, còn giúp người sản xuất giảm được khoảng 30% chi phí đầu tư. Hiện, 3 chàng trai trẻ đang có 5 ha cà phê Robusta tại Hòa Bắc và 2 ha cà phê Arabica tại Đà Lạt được trồng hoàn toàn theo hướng hữu cơ. Toàn bộ sản phẩm sẽ được đóng gói, bán với giá 180.000 đồng/kg - 250.000 đồng/kg. /uploads/van-phong-so/2020_11/a.jpg Đỗ Tùng pha cà phê trong một sự kiện giới thiệu sản phẩm “Thương hiệu cà phê hữu cơ Đỗ Tùng xây dựng từ năm 2018 và đi kinh doanh từ tháng 10 năm 2019. Từ đầu năm 2020 đến nay, chúng tôi đã bán được khoảng 2 tấn cà phê organic. Để tìm đầu ra, chúng tôi tham gia các sự kiện giới thiệu sản phẩm, triển lãm nông sản organic, quảng bá sản phẩm trên các mạng xã hội, bên cạnh mở rộng phân phối qua các đại lý ở Nha Trang, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, cũng như bán cho bạn bè, người thân có nhu cầu. Qua các kênh thông tin phản ánh của khách hàng, thương hiệu cà phê hữu cơ Đỗ Tùng đang được đánh giá cao về chất lượng” – Tùng cho biết. Theo Tùng, bây giờ, gu thưởng thức cà phê của khách hàng đang có chiều hướng dịch chuyển sang cà phê organic vì nó tốt cho sức khỏe. Sự chuyển dịch này của người tiêu dùng trở thành đơn đặt hàng cho những người sản xuất, chế biến cà phê hữu cơ như nhóm của Tùng.
Tác giả bài viết: BBT (gt)
Nguồn tin: Văn phòng Sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập211
  • Hôm nay7,011
  • Tháng hiện tại190,058
  • Tổng lượt truy cập6,973,029
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây